Tư vấn mua tranh đồng chữ Đức thường và chữ Đức hóa rồng

Tranh đồng chữ Đức thường và hóa rồng là một vật phẩm tinh tế được làm ra bởi các nghệ nhân đúc đồng làng Đại Bái. Từ lâu ” Đức ” được coi là một trong những tính cách cần có của một con người. Có tài mà không có được thì luôn làm điều xấu… Chữ Đức thể hiện cho sự trong sạch và sống có lương tâm của con người. Cùng tìm hiểu khởi nguồn của chữ để quý khách có thể hiểu sâu hơn, chọn được đối tượng phù hợp hơn.

Chữ “Đức” đã được coi là một đức tính cần có của con người, một người có được chữ này sẽ khiến mọi người kính trọng và yêu quý mình hơn, và chữ luôn được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái, khuyên răn con người sống cho phải đạo. Vậy thì chữ Đức có nghĩa như thế nào?

Lão Tử đã viết bộ Đạo Đức Kinh có khoảng 5000 chữ, 81 chương nói về Chữ đức từ 2600 năm trước. tác phẩm này không hề bị suy giảm tư tưởng dù đã trải qua hàng ngàn năm, ngược lại con người ngày hôm nay lại đang cố tìm hiểu cũng như diễn giải tư tưởng thâm sâu mong sao có thể áp dụng cho phù hợp với đời sống con người hiện đại. Lão tử đã có thể giúp người đời đưa ra những chuẩn mẫu mực cho người đời học tập.

Trước hết, chúng ta thử triết tự chữ Đức xem như thế nào: Chữ Đức là kết hợp bởi ba bộ chữ, đó là chữ sách, chữ trực và chữ tâm; bộ chữ sách có nghĩa bước đi, hành động; chữ trực nghĩa là ngay thẳng, chính trực và chữ tâm có nghĩa là sự suy tưởng, ý nghĩ, tư duy. Vậy thì, Đức là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình. Tất nhiên muốn sống thực với chính mình, trước hết phải hiểu về chính mình. Nhưng hiểu về chính mình không phải là điều dễ. Trong Thiền có nói “Minh tâm kiến tính”, người có tâm sáng suốt thì mới nhìn thấy cái tánh của chính mình. Nho giáo chủ trương:”Tồn tâm dưỡng tính”, Đạo giáo nói:” Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.” cũng nhấn mạnh tinh thần tự chiến thắng bản thân khó khăn gấp ngàn lần việc chiến thắng người khác.

Trong kinh Dịch xem việc tu dưỡng “Đức” còn quan trọng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mới nói “Dữ thiên đồng đức” có nghĩa “Đức” có giá trị vai trò ngang bằng với trời.

Trang tử trong Nam Hoa Kinh có nói:” Đức sung ư nội, nhĩ nhân hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa, bất đắc giáo ngôn giả dã.” Có nghĩa Đức mà đầy đủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hóa, đâu cần phải dùng ngôn ngữ lời nói để giáo hóa.

Trong khi đó bên trời tây Rene Descartes một nhà toán học, nhà vật lý cũng còn là triết gia nổi tiếng vào thế kỷ thứ 17 đã nói một câu đã được ghi mãi mãi trong lịch sử tư tưởng nhân loại bằng tiếng La Tinh “Cogito ergo sum” (I think, therefore I am; Je pense, donc Je suis) có nghĩa “tôi có suy nghĩ do đó tôi hiện hữu”. Descartes đã nói một điều, con người là sinh vật biết tư duy, có suy nghĩ, phân biệt phải trái, hiểu rõ sự hiện hữu kiếp nhân sinh, từ đó con người cần phải sống sao cho có ý nghĩa; Phải chăng, câu nói của Descartes, cũng không khác chi với chữ “Đức” trong tư tưởng Đông Phương.

Ví như, đức của Nho giáo là ngũ thường, đức của Phật giáo là ngũ giới (năm điều cấm), đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa… Dù văn chương chữ nghĩa có khác nhau, nhưng chung quy về đức ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có chung quan niệm nhằm mưu cầu lợi ích cho mọi người.

Tu tập, thiền phối hợp với Khí Công và Dưỡng Sinh mục đích đầu tiên làm sao có giây phút tâm tư tĩnh lặng trong thế động từ đó mới hiểu rõ hơn về chính con người mình, có nghĩa biết rõ hơn về sự vận chuyển tuần hoàn trong thân thể cùng với vũ trụ, và tâm tư của chính mình. Cũng để trở về con người thật của chính mình, có nghĩa sống một cuộc sống trong sạch cao thượng “hợp đức trời”.

Do đó tư tưởng chữ “Đức” bao gồm tu đức, ý nghĩa dưỡng sinh, sống vui hợp với mệnh trời làm cho thế giới nội tâm thái hòa, bao dung, tha thứ, tạo quan hệ tốt hài hòa giữa người với người. Hơn thế nữa hiểu thấu đáo cái chân ngã hay Phật tánh là cái thường hằng, dòng sinh mệnh vô thủy vô chung, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, và cái sắc thân hiện đang có là giả hợp của ngũ uẩn tất nhiên có ngày phải tan biến. Sau cùng đạt đến cảnh giới “Thiên nhân hợp nhất” không còn phân biệt ta và người, chủ thể và khách thể. Đó cũng chính là An Thư Diệt Mục, Hiện Tại An Trụ và Thân Tâm Thanh Tịnh.

Với những thông tin trên, Tranh đồng chữ đức thường hay hóa rồng là một quà tặng vô cùng đặc biệt cho các bậc tiền bối tặng cho con cháu mình, sếp tặng cho nhân viên, ông cha tặng cho con cháu, hay mua về tặng cho chính minh nữa, đều là một món quà đặc biệt để giúp luôn luôn có chữ Đức trong tâm khảm.

Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *