Cách bao sái ban thờ gia tiên đúng, đủ, mang lại bình an, may mắn
Lau dọn, bao sái ban và đồ thờ là việc làm đầy ý nghĩa, nó thể hiện sự thành tâm của con cháu với gia tiên, tiền tổ. Một không gian thờ cúng có linh thiêng hay không phụ thuộc vào sự tín tâm và lòng thành của mỗi chúng ta.
Nội dung bài viết
Nhiều anh chị hiểu sai về việc bao sái, lau dọn ban thờ gia tiên. Họ nghĩ rằng việc đó chỉ làm vào cuối năm, dịp cúng Ông Công, Ông Táo hay dịp cúng Tất Niên. Việc lau dọn, làm sạch bụi bặm trên ban, vật phẩm bày trí nên thực hiện thường xuyên, làm vào cuối tháng. Việc bao sái như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết cách làm.
Nhiều khi suy nghĩ tốt (lau dọn), nhưng hành động lại sai thành ra hỏng việc. Nhiều lần tôi mang bộ đồ thờ bằng đồng tới nhà khách hàng, thấy gia chủ tiện tay xê dịch luôn bát hương. Rồi dùng miếng vải lấy ngoài dây phơi vào lau dọn qua loa. Tôi phải nhắc nhở và giải thích luôn cho gia chủ. Cái tâm thì có nhưng cách làm thì sai.
Bởi vậy trong bài viết ” Cách bao sái ban thờ gia tiên đúng, mang lại bình an, may mắn”. Mỹ Nghệ Phúc Thành xin đưa ra một số lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện nghi thức bao sái
1. Bao sái ban thờ là gì?
Theo cách gọi của nhà Phật, bao sái được hiểu là việc vệ sinh bát hương. Đây là việc quan trọng cần làm khi một năm sắp kết thúc, thường vào ngày cúng ông Công, ông Táo sẽ được tiến hành (tức là ngày 23 tháng chạp hàng năm).
Vào dịp cuối năm chính là lúc mà con cháu nhớ và hướng về tổ tiên, cội nguồn của mình cùng như những vị thần linh nhằm vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn vừa mong có một năm bình an.
Vào dịp cuối năm, do trong gia đình có nhiều bát hương nên muốn gộp lại hoặc là có ít quá nên muốn tách ra cũng như muốn thay đổi bát hương nên nhiều gia đình có nhu cầu bốc lại bát hương.
2. Cách bao sái ban thờ gia tiên
Những việc cần làm trước ngày làm lễ bao sái:
Trước khi làm nghi thức lau dọn, bao sái ban và đồ thờ, chúng ta cần phải giữ cho thân mình sạch sẽ. Trước ngày làm lễ các anh, chị không được quan hệ vợ chồng. Vào ngày làm lễ phải tắm rửa thân thể sạch sẽ
Đồ ăn nên ăn chay. Nếu có ăn đồ mặn thì tuyệt đối không ăn thịt chó vì chó được nuôi cùng con người, lâu năm nó có thông linh với con người. Không ăn thịt trâu lý giải cho việc này, bắt nguồn từ tục thờ cúng của cha ông từ xưa để lại. Các cụ ta rất coi trọng con trâu, bởi nó là “đầu cơ nghiệp”. Thời vua Lý Nhân Tông, Ông đã ban hành luật cấm giết thịt trâu để bảo vệ sức kéo, sức lao động.
Chuẩn bị đồ lễ gồm mâm cơm mặn cúng thần linh gia tiên, cùng hương đăng, trà quả, trầu cau
Vật dụng cần chuẩn bị cho việc lau dọn ban thờ:
+ Cái chậu đồng thau hoặc chậu nhôm, nhựa, cỡ nhỏ cỡ 35-40cm (chỉ chuyên dùng để đựng nước sạch cho việc vệ sinh đồ thờ)
+ Khăn lau sạch. Sau mỗi lần sử dụng lau đồ thờ thì phải giặt sạch, phơi khô, để riêng
+ Nước thơm: gồm nước sạch, ngũ vị hương, thất vị, cửu vị hương (Nước, rượu, gừng, quế khô, hạt dổi, sả, hương nhu, lá bưởi, chanh….). Đun sôi để nguội, dùng khăn ngâm vào nước thơm này lau dọn ban thờ và vật phẩm thờ cúng.
Các bước tiến hành bao sái đồ thờ:
+ Đầu tiên chúng ta phải thắp nhang, và đọc văn khấn lần thinh, gia tiên tiền tổ xin phép được lau dọn ban thờ
+ Sau khi nhang cháy hết, chúng ta bắt đầu thực hiện bao sái. Đầu tiên là lau bát hương. Trong lúc thực hiện tránh việc xê dịch bát hương. Vào dịp báo sái cuối năm, các gia đình thường kết hợp với việc rút tỉa chân nhang. Trong lúc thực hiện, một tay ta giữ bát hương, một tay rút chân nhang. Lưu ý không rút bỏ hoàn toàn, mà giữ lại với ý niệm tiếp nối. Nếu gia đỉnh Nam nhân làm chủ thì giữ lại 17, 27, 37 chân nhang (07 là số mang ý nghĩa thất, mất nên không để số này). Nữ nhân làm chủ thì để 9, 19, 29 chân nhang.
+ Tiếp đến là những đồ thờ, đồ tế khí như đỉnh đồng, lọ hoa, khay ly nước …
+ Sau cùng là lau mặt ban thờ
Nếu cần phải xê dịch ban thờ (phát hiện ban thờ bị mốc, mặt ban bị nứt cần xử lý….) thì sau khi làm mới, đặt lại vị trí cũ chúng ta cần phải làm lễ, đọc văn khấn an vị ban thờ.
Nếu bát hương cần phải xê dịch để bao sái thì chúng ta phải đọc bài văn khấn an vị bát hương
3. Hướng dẫn hóa vàng đúng cách
Khi chúng ta đi ăn cưới, mừng tân gia, khai trương hay thăm nom người ốm thường bỏ tiền vào phong bì. Mặt ngoài có ghi rõ người mừng, người gửi và người nhận.
Khi hóa vàng cũng thế thôi. Nếu quý vị không ghi rõ thì tiền đó ai hóa cho ai, ai nhận. Vì thế trước lúc hóa vàng quý anh chị cần phải đọc bài văn khấn hóa vàng.
Thời gian hóa vàng là lúc hương thắp trên ban thờ còn đang đượm mới có công dụng. Các bạn thường hóa sau khi nhang đã tắt là không đúng. Vì khi đó các chân linh đã trở về âm giới
Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự thần linh trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới.
Vàng mã phải được hóa trong lò hóa vàng để tránh tro, tàn đang cháy bay tứ tung gây hỏa hoạn.
Mỹ nghệ Phúc Thành Cam kết:
+ Chất lượng sản phẩm với tỷ lệ đồng 99%
+ Giao hàng đảm bảo, đúng hẹn
+ Miễn phí vận chuyển trên toàn quốc
+ Bảo hành uy tín lên tới 20 năm
+ Tư vấn tận tâm 24/7
Thông tin nguồn gốc sản phẩm:
Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp làng nghề Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình , Bắc Ninh
Mobile : 0986.468.300 – 0938.433.689
Email : [email protected]