Làng nghề thủ công mỹ nghệ là nét đặc trưng của nước Việt Nam. Đâu đâu cũng có làng nghề được truyền đời hàng trăm, hàng nghìn năm. Ở đâu có làng nghề truyền thống ở đó dân cư đông đúc, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao . Trong bài viết này tôi xin bàn về GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GÒ & ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI.
1. Đôi nét về làng nghề gò và đúc đồng Đại Bái
GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GÒ VÀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI không chỉ được thể hiện qua những hoạt động hàng ngày của người dân nơi đây. Nó còn được thể hiện thông qua tín ngưỡng thờ thần hoàng làng – Đình Thành và thờ Tổ Nghề – Đình Tổ. Đây là 2 nới chứng kiến mọi hoạt động cộng đồng của con dân trong làng.
Lễ Hội văn hóa là một dịp người dân cùng nhau vui chơi, ca múa, giao lưu văn nghệ, giao lưu tay nghề. Đó cũng là nét đặc trưng của Lễ Hội Giỗ Tổ Nghề gò và đúc đồng Đại Bái vào ngày 29/9 Âm Lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân Đại Bái được dịp chút bỏ bao vất vả lo toan hàng ngày nào là công nợ.
Nào là nguyên liệu, thợ thuyền. Sản phẩm làm ra có bán được hay không. Hôm nay đồng lên giá hay xuống giá…. Quá nhiều mối lo toan được chút bỏ “tạm thời” trong 3-5 ngày diễn ra Lễ Hội.
Đây có lẽ là quãng thời gian họ vui nhất trong năm. Mọi người cùng nhau đi xem rước hội, đi lễ Đình, Chùa. Tối đến họ cùng nhau tụ tập tại sân đình giao lưu văn nghệ. Đó là lúc mọi muộn phiền bấy lâu dường như tan biến. Chỉ còn lại những câu ca mến khách “người ơi người ở đừng về”.
Và cả những câu giao duyên gọi mời “muốn ăn cơm trằng cá trôi thì về làng Bưởi (tên gọi dân gian của làng Đại Bái) đánh nồi với anh. Muốn ăn cơm trắng cá ngần thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng”
Trên bức Hoành phi có câu “Đức lưu quang”.
Cùng 2 câu đối “Đức Tổ dài lâu muôn thuở thịnh – Gia đình êm ấm vạn đại vinh”.
Nhờ được “Công Đức” Tổ tiên lưu lại, cùng nghề truyền thống gò đúc đồng. Nhờ ơn đức của cha ông, người dân quê hương Đại Bái được êm ấm bao đời.
Với tôi ngày lễ hôi cũng là ngày Vinh qui bái tổ. Ngày mà những người làm nghề cũng như người xa xứ về với Tổ để báo cáo những việc làm ý nghĩa trong 1 năm qua của mình.
Thấm thoắt đã gần 1000 năm. Nhưng nét đẹp văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn được người dân Đại Bái bao đời lưu giữ.
Ngày 29/9 (Lịch Việt) hàng năm. Người dân Đại Bái tạm gác công việc để chuẩn bị lễ nghi, vật phẩm để dâng lên Tổ nghề. Với những người con Đại Bái xa xứ. Cho dù xa xôi nhường nào, họ vẫn luôn nhớ ngày giỗ Tổ. Họ lại trở về quê hương thắp nén nhang tưởng nhớ.
Có lẽ họ cũng thầm cảm ơn Tổ Nghề. Nhờ có ngày truyền thống này mà họ có thêm dịp về sum họp gia đình. Thời gian ặp lại bạn bè, người thân.
Bởi lễ nghi “Vinh quy bái Tổ” đã lưu giữ trong tâm khảm mỗi người tự bao đời.
Nhờ có “Công Đức” của Tổ tông, cùng sự Thiện lương, cần mẫn, một lóng hướng về nguồn cội. Nhờ đó làng nghề càng ngày càng phát triển, gia đình được sung túc bao đời.
Có vậy mới thấy được sự trường tồn và giá trị của “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG”!