Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng cao 48cm, sắc diện đẹp, bền màu
Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng cao 48cm, 60cm, bền màu, đúc tượng đồng theo yêu cầu. Giao tượng trên toàn quốc, Liên hệ Vũ Dương 0986.468.300
Nội dung bài viết
Xưởng đúc và chế tác Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng vàng, đỏ, tam khí và ngũ sắc uy tín tại Đại Bái
Người Việt Nam ta phần đông là những người có tâm tín Phật. Bởi thế mà từ xa xưa đã có nhiều công trình Đền, Chùa được xây cất, thờ phụng cho tới ngày nay. Để tiện cho việc thờ cúng và hành đạo người dân còn thỉnh tượng Phật, tượng Bồ Tát về thờ tại tư gia. Đó đều là những hành động thể hiện sự thiện tâm, một lòng hướng thiện.
Tượng Quan Âm Bồ Tát hóa thân trong nhiều chất liệu khác nhau. Dù ở hình thức nào tất cả tôn tượng Người đều toát lên sự bao dung. Mỗi khi ta ngước nhìn lên rồi khép hờ đôi mắt nhất tâm cầu khẩn, ta thấy lòng nhẹ nhõm, bớt sân si.
Trong bài viết này, Mỹ Nghệ Phúc Thành xin giới thiệu tới quý đạo hữu một số mẫu Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng. Mong có ai đó hữu duyên thỉnh Người về thờ phụng.
1. Bồ Tát là gì?
Phiên âm tiếng Phạn là bodhisattva – Bồ-đề-tát-đóa. Trong Phạn ngữ được hiểu từ này thành hai phần là ” Bodhi – nghĩa là trí tuệ hay giác tuệ”. Và ” Sattva – nghĩa là chuyên chú, gia tăng thêm nhiều công năng để phụng sự cho mục đích cao cả”. Phiên âm Hán -Việt thì Bồ đề là Giác, Tát đóa là hữu tình. Bồ Tát là Giác hữu tình.
Phẩm hạnh của vị Bồ Tát là lòng từ bi đi song hành với trí huệ. Bồ Tát cứu độ người khác, cảm hóa chúng sanh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác.
Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ-đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng giác và Diệu giác.
Hiểu đơn giản thì theo Quốc Phật Học Ðại Từ Ðiển (Bắc Kinh – 2002) đã định nghĩa về Bồ Tát như sau: “Bồ Tát là khái niệm tổng thể và giàu ý nghĩa để chỉ những vị chứng quả diệu thâm trong Phật Giáo, nhưng còn theo đuổi tâm nguyện độ thoát chúng sinh, nên còn lưu lại trong tam giới để hành trì đại nguyện này.
2. Có bao nhiêu vị Bồ Tát trong Phật giáo?
Trong Phật Giáo gồm có 8 Chư vị Bồ Tát:
Di Lặc được dịch nghĩa từ Phạn ngữ là “Người có lòng từ bi”. Theo kinh nhà Phật thì Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Thích Ca Mâu Ni
Quán Thế Âm – Đấng Quán Chiếu Âm Thanh của thế gian, vì thế Người thấu mọi nỗi thống khổ của chúng sinh lầm than và nguyện ở lại tam giới để phổ độ chúng sanh.
Đại Thế Chí Hay còn gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát đại diện cho ý trí, nghị lực và ánh sáng trí tuệ. Ngài là bậc đại sỹ trợ pháp cho Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương cực lạc. Vị Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ soi sáng, độ hóa chúng sinh rời xa cõi ác, bể khổ. Để đem lại những điều may mắn, tốt lành, an bình trong cuộc sống.
Đại Tạng Vương là vị Bồ Tát nguyện cứu với chúng sinh thoát khỏi lục đạo luân hồi. Ngài nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Vì vậy, Địa Tạng Vương thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Văn Thù Sư Lợi là một những vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo. Ngài là tượng trưng cho trí huệ phá tan đêm tối cõi vô minh.
Phổ Hiền Phổ là rộng khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy lời thỉnh cầu của chúng sinh lầm than mà hiện thân hóa độ.
Hư Không Tạng là vị Bồ Tát được đề cấp trong Địa Tạng Vương Bồ tát bổn nguyện kinh. Tên của Ngài được dịch là Kho tàng không gian vô biên. Trí tuệ của Ngài cũng vô biên như không gian vậy
Kim Cương Thủ gồm Bát Bộ Kim Cương là 8 vị hộ pháp có công bảo vệ Đức Phật
Đa La phiên âm tiếng Phạn là Tara là một Nữ Bồ Tát trong Phật giáo Tây Tạng. Phiên âm Hán Việt là Độ Mẫu là người Mẹ cứu độ chúng sinh
3. Quan Âm Bồ Tát là ai?
Là Đấng Quán Chiếu Âm Thanh của thế gian. Vì thế Người thấu mọi nỗi thống khổ của chúng sinh lầm than và nguyện ở lại tam giới để phổ độ chúng sanh. Người là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của Chư Phật và được thờ cúng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam và Trung Quốc hình tượng của Người được mô tả dưới dạng thân Nữ. Với tạo hình một tay cầm bình Cam Lộ, một tay cầm cành Dương Liễu phổ độ chúng sinh tam giới.
Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca dạy ngài A-nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi. Vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-tát. Ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà. Đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà. Trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm.
Người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn. Khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai.
4. Tìm hiểu về mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng
Tôn tượng Quan Âm thường được tạc đứng và ngồi trên đài sen. Tượng Quan Âm đứng thường được tạc bằng đá, hoặc đồng với kích cỡ lớn và đặt trong sân Chùa, Điện thờ, chốn tâm linh gọi là Đài Quan Âm. Vị trí đặt như vậy là để cho chúng sinh tiện việc thắp nhang, hành đạo. Tượng Mẹ Quan Âm ngồi thường được tạc bằng gỗ, đúc bằng đồng và đặt bên trong không gian thờ cúng gọi là Quan Âm Các.
5. Hình ảnh chi tiết sản phẩm tượng đồng Quan Âm Bồ Tát:
Mẫu tượng quan âm bồ tát bằng đồng, tư thế ngồi trên đài sen cao 48cm. Màu giả cổ
Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng, ngồi trên đài sen màu vàng trầm
Tượng đồng Phật Bà Quan Âm ngồi đài sen, màu giả cổ nhạt
Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng với Sắc diện đẹp và hoa văn, họa tiết sắc nét
Mẫu cao 30cm
6. Chất liệu chế tác tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
+ Đồng vàng kết hợp với một số kim khí khác để đảm bảo kỹ thuật đúc. Hợp chất này gọi là đồng thau
+ Đồng đỏ với tỷ lệ Cu lên tới hơn 90%. Nguyên liệu thường là những loại dây cáp điện
+ Chất tạo màu cho tôn tượng
+ PU 2K phủ bề mặt, bảo vệ đồng không bị oxy hóa
7. Quy cách tạo tác tượng đồng Quan Âm Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng được chế tác bằng 2 phương pháp:
+ Đúc đồng mẫu chảy, áp dụng cho những mẫu cố định trên chất liệu đồng thau. Ưu điểm của phương pháp này là hoa văn sắc nét, chế tác với số lượng lớn.
+ Đúc đồng thủ công truyền thống. Áp dụng cho cả 2 chất liệu vàng và đỏ. Tạo tác theo nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau. Có giá trị tạo hình cao. Đặc biệt với những mẫu tượng cao cấp – khảm ngũ sắc
8. Có nên thờ tượng Quan Âm Bồ Tát tại gia không
Nếu bạn có niềm tin vào tâm linh, niềm tin vào Phật Pháp và niềm tin vào đấng cứu thế Mẹ Quan Âm thì việc thỉnh tôn tượng Người về thờ tại gia quả là thêm phần công đức. Bồ Tát cứu độ toàn thể chúng sinh, không chỉ riêng ai. Ai có tâm phát nguyện và tin tưởng vào lòng từ bi và công năng của Người thì ắt “sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm”.
Việc thờ tượng Quan Âm tại gia sẽ giúp chúng ta một lòng hướng thiện. Nơi không gian thờ cúng luôn tỏa ra ánh hào quang. Gia đình bạn sẽ gặp nhiều may mắn, giảm trừ tai ương.
9. Cách bày trí tượng Quan Âm tại phòng thờ gia đình
Trước hết là lựa chọn vị trí để đặt ban thờ tôn tượng:
Không gian thờ cúng phải trang nghiêm, sạch sẽ và trong lành, yên tịnh. Vị trí an vị tôn tượng phải cao ráo, diện Người phải nhìn ra nơi thoáng đãng, trong sáng.
Không an vị tượng Quan Âm hướng về vị trí phòng ngủ, phòng bếp
Hướng đặt tượng Quan âm tốt cho phong thủy của gia chủ:
- Mệnh Kim: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan là hướng Tây tứ trạch và bao gồm: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.
- Mệnh Mộc: Hướng đặt bàn thờ Quan Âm trong nhà theo hướng Đông tứ trạch: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.
- Mệnh Thủy: hướng đặt tượng Quan Âm Bồ Tát là hướng Đông tứ trạch và tuyệt đối không đặt theo các hướng xấu: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.
- Mệnh Hỏa: hướng Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và không chọn đặt bàn thờ Quan Âm quan âm theo hướng: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.
- Mệnh Thổ: hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.
10. Nên thờ tượng Quan Âm đứng hay ngồi
Nhiều tín chủ tâm niệm rằng, thờ Quan Âm Bồ Tát tại gia nếu thờ tượng đứng Ngài sẽ đi, thờ tượng ngồi Ngài sẽ ở. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nghĩ như vậy ai dám tạc tượng đứng nữa mà tất cả sẽ là hình ảnh Quan Âm ngồi trên đài sen hết à. Để hiểu thêm về vấn đề này tôi xin đưa 1 số thông tin để quý vị tham khảo:
Tại những ngôi chùa, tôn tượng Quan Âm thường được tạo hình lớn, đặt ở ngoài sân gọi là Đài Quan Âm. Tượng Quan Âm cũng thường được thờ trong không gian chùa gọi là Quan Âm Các. Tượng Quan Âm thờ tại tư gia gọi là Điện Quan Âm.
Việc thờ Mẹ Quan Âm không ai lại lựa chọn, đắn đo tư thế của tượng. Bạn thấy hữu duyên với mẫu nào thì có duyên và thỉnh mẫu đó. Điều quan trọng là trong lòng có Phật.
Mỹ nghệ Phúc Thành Cam kết:
+ Chất lượng sản phẩm với tỷ lệ đồng 99%
+ Giao hàng đảm bảo, đúng hẹn
+ Miễn phí vận chuyển trên toàn quốc
+ Bảo hành uy tín lên tới 20 năm
+ Tư vấn tận tâm 24/7
Thông tin nguồn gốc sản phẩm:
Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp làng nghề Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình , Bắc Ninh
Mobile : 0986.468.300 – 0938.433.689
Email : [email protected]