Hình tượng con Nghê trong văn hoá Việt Nam

Văn hoá Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ phương Bắc. Văn hoá cung đình cũng vậy, sự xuất hiện của tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng) xuất hiện phổ biến trong kiến trúc, văn hoá của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Thậm chí ngày nay hình tượng tứ linh được nhắc tới càng nhiều. Sẽ thật là có lỗi nếu chúng ta không tìm hiểu về một linh vật có sức ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá dân ta từ xa xưa. Nó đã từng xuất hiện gần gũi trong văn hoá, kiến trúc và thờ cúng – Con Nghê. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con Nghê đã hiện hữu phổ biến trong các kiến trúc cung đình từ thời nhà Lý – Trần, trên đình chùa thời Nhà Lê. Và hiện nay nó hiện hữu trong không gian thờ cúng tư gia của nhiều gia đình Việt Nam.

Hinh tuong con Nghe trong van hoa Viet Nam

Tìm hiểu sự tồn tại và phát triển của biểu tượng con Nghê qua mỗi thời kỳ lịch sử

Kỳ Sea Games lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, giống như những quốc gia khác, Nước ta sẽ lựa chọn một linh vật tiêu biểu, là biểu trưng của dân tộc. Hình ảnh con Nghê cười là 1 trong 3 linh vật được đề trọn cuối cùng. Mặc dù, sau đó hình tượng “trâu vàng” là linh vật được lựa chọn, những qua đó chúng ta đã thấy được sự công nhận đúng đắn cho hình tượng con Nghê trong văn hoá Việt Nam. Trong nhiều công trình kiến trúc cung đình, tâm linh sự xuất hiện của con Nghê ở một vị trí trang trọng như: Nghê trên trụ biểu ở Văn Miếu Thăng Long, Nghê trên ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”. Thời Lê Trung Hưng, Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), Nghê tại Đình Chèm…

Giống như nhiều linh vật trong tứ linh, Nghê là linh vật mang tính thần thoại, được tưởng tượng ra bằng sự đan xen giữa văn hoá bản địa, văn hoá vùng miền và văn hoá ngoại nhập. Nên qua mỗi thời kỳ lịch sử hình tượng con Nghê có nhiều nét khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết biểu tượng con Nghê thông qua câu thành ngữ “Phượng múa, Nghê chầu”. Thêm vào đó, Nghê thường được chế tác thành một đôi và thường được đặt trong những công trình tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng. Theo thời gian, Nghê được thiêng hoá, đóng vai trò tương đương với các linh vật trong bộ tứ linh trong văn hoá thờ cúng, cung đình.

Xét về mặt tạo hình, chúng ta có thể nhận thấy sự pha trộn của nhiều nền văn hoá trong biểu tượng con Nghê. Là sự kết hợp hình ảnh sư tử Ấn Độ, long, kỳ lân (Trung Quốc) và chó (Việt Nam). Đây cũng là một minh chứng cho sự giao thoa văn hoá của nhiều quốc gia trong thời kỳ Đại việt

Nghê là linh vật hư cấu, có thể ban đầu nó là một biến thể của Rồng (theo thuyết Long sinh cửu tử). Nhưng dấu ấn của con người trong hình dạng, thần thái và động tác của những con Nghê Việt là một sắc thái đặc biệt, khác hẳn với linh vật có nguồn gốc Trung Quốc như kỳ lân. Tiêu biểu là đôi nghê đá chầu trước Bái Đường ở đền vua Đinh là một ví dụ về cách tạo hình ngũ quan, thần thái rất Việt Nam.

Khác với tạo hình trong văn hoá Trung Quốc, dù là linh vật Rồng, Kỳ Lân hay Qui họ đều phô diễn nanh vuốt sắc nhọn, thậm chí là hung tợn của con vật. Trái ngược lại với tạo hình đó, những nghệ nhân tạo hình của Việt Nam đã đưa hình ảnh con Nghê trở nên gần gũi, hiền hoà với đời sống con người, có một cái gì đó rất “Người”. Thậm chí, có những tạo hình Nghê cầm hoa ở đền Vua Lê (Hoa Lư), cầm nghiên mực ở Đình Đào Xá, Nghê đánh đàn… Nhân hoá linh vật ở Việt Nam chỉ xuất hiện ở Rồng và Nghê, qua đó cho thấy vị thế của 2 linh vật này.

Cap nghe dong the ky 16

Những hình dạng của Nghê:

Nghê là linh vật hư cấu, là sự kết hợp của nhiều nền văn hoá, lại không bị gò ép theo một khuôn mẫu nhất định. Thay vào đó, người nghệ nhân tự do sáng tạo hình tượng linh vật dựa vào bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử và óc sáng tạo, thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân. Vì thế mà hình tượng con Nghê rất phong phú đa dạng, có lẽ đây cũng là lý do gây ra sự nhầm lẫn giữa hình tượng Nghê Việt và Kỳ Lân Trung quốc. Cũng bởi, Nghê không có tạo hình cố định, nên sự phổ biến của nó cũng gặp nhiều khó khă. Ngày nay, không nhiều người có thể nhận biết được hình dáng và biểu tượng con Nghê ” Trông như thế nào”. Dưới đây là một số hình dạng Nghê phố biến, được khắc hoạ trong từng thời kỳ lịch sử:

1. Sư tử Nghê: Có tạo hình thân thường mập và ngắn xuất hiện nhiều trong mỹ thuật thời Lý – Trần, gắn bó mật thiết với Phật giáo. Thường có tạo hình to lớn, cõng đài sen tựa như đang hộ pháp. Chữ sư tử Nghê xuất hiện trên tấm bia Minh Tịnh tự bi văn 1090.

2. Khuyển Nghê: mang nhiều đặc tính của chó như mình không có vảy, đầu không có sừng dáng hình có thể mập như nghê trên đỉnh đồng, cối cửa, thành bậc. Cũng có dáng khuyển nghê thon gầy. Do khuyển nghê chủ yếu ở chốn bình dân nên thường xuất hiện trong chạm khắc dân gian như đình làng, am miếu, lăng mộ.

3. Long Nghê: Có tạo hình là đầu rồng, miệng lớn, râu dài, ức có ngấn chạy xuống bụng, bắp chân có chớp lửa (hoả diêm phi mao). Hình tượng này xuất hiện nhiều vào thời Lê Trung Hưng

4. Kỳ Lân Nghê: Mình vẩy, lưng có kỳ, đầu có sừng xuất hiện trong khu vực gian thờ, đứng chầu bên hương án rất thịnh hành thời Lê Trung Hưng. Kỳ Lân Nghê đầu không có sừng xuất hiện nhiều thời Nhà Nguyễn

Theo dòng chảy thời gian, sự giao lưu văn hoá và hội nhập trải qua hàng ngàn năm, hình tượng con Nghê khó tránh khỏi sự giao thoa. Bởi sự giao thoa đó mà hình tượng con Nghê có sự biến đổi. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn để bạn phân biệt giữa những linh vật kỳ lân và Nghê, các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Nghê Việt thường có thần thái con người, có sự hiền lành, gần gũi và mộc mạc. Hình tượng con Nghê ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay thông qua nhứng sản phẩm đỉnh đồng, lư hương với hình ảnh nghê chầu ngồi trên nắp đỉnh đồng.

nghe dong

Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết