Nội dung bài viết
8 ngày tiệc, lễ của gia tiên mọi gia đình không thể quên.
Thờ cúng tổ tiên là đạo hiếu uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay. Việc thờ phụng được duy trì từ đời này sang đời khác, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Nếu gia đình nào thực sự quan tâm tới Tổ Tiên (Thờ Tự – Mộ Phần) đúng cách chuẩn luật Âm thì sẽ không thể quên được những dịp sau đây và còn gọi là những ngày Tiệc, Lễ trong năm ở cấp độ Gia Tiên:
1/. Rằm Tháng Giêng
2/. Rằm Tháng 7
3/. Rằm Tháng Chạp
4/. Tất Niên 30 Tết
5/. Mùng 1 Tết
6/. Mùng 2 Tết
7/. Mùng 3 Tết
8/. Giỗ
Ý nghĩa của 8 ngày cúng lễ gia tiên:
Đó là 08 ngày Tiệc của Tổ Tiên, vào những dịp này chúng ta cần dâng thêm mâm cơm canh kèm bát cháo loãng để Cụ nào ở cảnh giới lao động khổ sai có thể thụ lễ. Bởi vì chỉ những ngày trên mới về được chứ hàng ngày ko được ngự tại Ban Thờ hay Mộ Phần. Với Bà Cô, Ông Mãnh và Cô Bé Đỏ, Cậu Bé Đỏ sẽ có thêm 01 ngày nữa là 25/7. Ngoài ra ngày 23 tháng Chạp chúng ta cần Tạ thêm Ông Bà Chúa Đất và Ngài Táo Quân (cả Ngài Thần Tài nếu đất đó có), Giao Thừa thì dâng lễ Bề Trên cúng trong nhà và ngoài Trời để đón thời khắc năm mới.
Còn lại các Mùng 1 – Ngày Rằm thì chỉ dâng lễ chay mặn lên Bề Trên và Các Quan (thực tế để Gia Tiên tấu đối Bề Trên các công việc phần Âm) chứ ko nhất thiết phải dâng mâm cơm canh Gia Tiên.
Bên cạnh việc Thờ Tự thì Mộ Phần có 2 dịp nên tạ là Đầu Năm (Thanh Minh) và Cuối Năm (trước Đông Chí). Thời điểm cụ thể phải theo tiết khí mỗi năm có chút sai lệch. Nhưng chỉ trong khoảng 1-2 tuần là cùng chứ ko phải lúc nào cũng làm được để tránh hao tổn nguyên khí của các Cụ.
Vậy rõ ràng theo thứ tự trên thì Rằm Tháng Giêng là ngày Rằm đầu tiên trong chu kỳ một năm âm lịch. Đó cũng là ngày cuối cùng trong chuỗi 16 ngày (tính từ Tất Niên 30 Tết) Hội Đồng Cha Mẹ Phật Thánh Bề Trên tập trung xử lý các việc lớn trong năm tại vùng đất đó. Bởi vậy các việc lớn trong gia trung gia đạo (như thỉnh lô nhang, xây nhà cửa, cưới hỏi, mua nhà đất hay mua xe…) thường không nên làm trong Rằm trừ việc sinh tử thuận theo tự nhiên.
Sắm lễ vật dâng cúng ngày Rằm Tháng Giêng
Các cụ ta có câu “Lễ cả năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng”, một ngày lễ vô cùng quan trọng nên người dương cần phải ghi nhớ. Lễ Rằm Tháng Giêng (đúng ngày 15) coi như mở đầu cho cả một năm nên mỗi nhà tùy theo gia cảnh sắm đồ dâng đầy đủ gồm: lễ dâng Phật Thánh, lễ dâng Các Quan, lễ dâng Gia Tiên, lễ Chúng Sinh + Phóng Sinh. Cụ thể:
+ Đồ lễ chay gồm: hoa quả, bánh kẹo, chè thuốc, trầu cau, nước trắng, nước ngọt, sữa hạt hoặc sữa mua, các loại bánh cổ truyền…
+ Đồ lễ mặn dâng Bề Trên và Các Quan thường là xôi chè và xôi gà (hoặc bánh trưng giò). Nếu dâng cúng gà thì phải để nguyên con, giò để nguyên miếng. Với mâm cơm cúng Gia Tiên mới thái miếng nhỏ.
+ Hoa Cúc Vàng dâng Các Quan bắt buộc phải để lọ riêng. Lọ hoa các loại thì dâng Gia Tiên và Bà Cô Ông Mãnh.
+ Mâm cơm canh dâng Gia Tiên bắt buộc phải có Bát Cháo Loãng cho các Chân Linh ở cảnh giới thấp, không dâng rượu bia.
+ Lễ Chúng Sinh chỉ gồm các đồ thực cơ bản dễ thụ như cháo loãng, gạo muối, ngô khoai thái miếng, sữa thực vật như sữa đậu nành chứ ko dùng sữa hoặc bánh kẹo có sữa động vật. Quan trọng nhất là phải nhiều nước và tuyệt đối ko dâng rượu – bia – nước ngọt – xôi – cơm… Vì đó là những đồ khó thụ. Hoa phải tránh dâng: cúc vàng – sen – ly – mẫu đơn (chỉ để dâng Bề Trên) hay hoa: huệ – lan – móng rồng – gạo (dễ bị ám âm).
+ Bài khấn: Dựa theo Bài Khai Sáng coi như Mẫu Sớ Chung để khấn cho tất cả các công việc trong năm. Sau đó đọc 9 lần Chú Đại Bi để nhân đồ lễ mã.
Cần lưu tâm dâng lễ ở mức độ nào là tùy theo điều kiện của mỗi gia đình nhưng cũng nên biết cân đối sao cho ko được lãng phí hoặc quá sơ sài. Mỗi đồ dâng chỉ cần vừa đủ (ví dụ tối thiểu 01 quả cau kèm lá trầu và vôi vỏ chứ ko được thiếu. Nếu có điều kiện thì dâng 3-5 quả). Việc chọn đồ dâng lễ cũng không nên cẩu thả. Mỗi người phải nhất Tâm hướng về Tổ Tiên khi mua sắm để nhẩm khấn xin giáng ứng thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Và trước khi dâng lễ cần xin khai quang Thân Tâm cùng các đồ dâng. Sao cho đẩy mọi âm uế âm tà trước khi vào lễ chính thức để tỏ lòng tôn kính nhất.
Tóm lại, kể ra thì có vẻ dài dòng hoặc có người cho rằng “phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng một năm thực tế chỉ có vài dịp báo hiếu Tổ Tiên mà thôi. Chúng ta có thể đi chơi cả tuần hay cả tháng trời khôgn lẽ không thể dành được một ngày vì phần Âm Gốc để bồi Phúc hay sao? Rất mong một năm an lành tới toàn thể gia trung gia đạo mỗi nhà ạ./.
* Lưu ý: Những kiến thức được truyền tải trong nội dung là do Bề Trên và Thiên Linh Trấn khai sáng, còn người chia sẻ chỉ đóng vai trò tổng hợp lại để làm cầu nối gửi tới Quý Đạo Hữu mà thôi. Thông tin đó đúng hay sai đã có Trời Đất minh xét, vậy nên các hình thức sao chép hay bình phẩm rất mong người tham khảo hãy cân nhắc thật kĩ để tránh tạo Nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Bài viết dựa theo quan điểm của kiến trúc sư tâm linh – Kiến Phong !