Chiếc lư đồng và cái tâm của người nghệ nhân đúc đồng

Tiết trời sang thu se lạnh, tôi ngồi ngắm những bộ lư hương – đỉnh đồng trong cửa hàng gia đình lại nhớ lại câu chuyện 2 mùa thu trước, câu chuyện tôi sẽ kể sau đây với tựa đề Chiếc lư đồng và cái tâm của người nghệ nhân đúc đồng sẽ phần nào nói lên nỗi cơ cực của những người thợ đúc đồng làng nghề đồng Đại Bái.

Chiếc lư đồng và cái tâm của người nghệ nhân đúc đồng

Làng nghề Đại Bái thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề cổ với nghề đúc và gò đồng truyền thống hàng trăm năm, từ xa xưa dân làng đã được ông tổ nghề dạy cách gò nồi đồng, chậu và mâm đồng đến kỹ thuật đúc đồng để tạo ra những bộ lư hương, hạc đồng tinh xảo, theo qui luật chung của đất nước, khi kinh tế thị trường phát triển nhu cầu mua sắm đồ thờ cúng bằng đồng tăng lên cũng là lúc sản phẩm đồ đồng thờ cúng của Trung Quốc ngập tràn các cửa hàng lớn nhỏ với chất lượng không đảm bảo nhưng giá thành rẻ 1/3 thậm chí là một nửa so với đồ đồng truyền thống Việt Nam, trong làng tôi nhiều gia đình bỏ nghề, có nhà thì buôn lại đồ Trung Quốc, còn những gia đình đúc đồng truyền thống chỉ còn vài ba xưởng, xưởng gia đình tôi là một trong vài ba nhà còn giữ được nghề tổ. Mặc dù là chủ xưởng nhưng bố tôi không phải là người đúc giỏi cũng như chạm trổ giỏi mà là chú Nhân, người thợ già năm nay 66 tuổi, chú đã gắn bó với xưởng nhà tôi hơn 30 năm nên gia đình tôi coi chú như người nhà. Chú là người ít nói và cúng không hiểu sao lại không lấy vợ, nay về già sống có một mình, có thể nói chú là người đúc lư hương đồng và chạm đồng giỏi nhất làng nhưng chú lại từ chối danh xưng “nghệ nhân đúc đồng” do nhà nước chao tặng.

lu dong

2 năm trước sức khẻo của chú giảm sút ốm và ho nhiều (có lẽ bị ảnh hưởng của khói than hơn 30 năm) nên chú xin nghỉ làm, bố tôi đồng ý và có ý giữ chú lại chông nom xưởng cũng là đề dễ chăm sóc chú, chú Nhân một mực từ chối. Bệnh của chú ngày một nặng, một hôm bố tôi cùng những người thợ trong xưởng tới thăm chú và đưa ra một lời đề nghị rằng nhờ chú đúc cho một chiếc lư đồng (hay còn gọi là lư hương, đỉnh đồng) sao cho đẹp nhất, chất lượng nhất tốn bao nhiêu đồng vàng nguyên chất cũng được, thậm chí là khảm vàng, bạc, khảm tam khí để bố tôi tặng cho một người mà ông trân quí nhất trong nghề, mọi người đi cùng bố tôi đều lo lắng với tình hình sức khỏe hiện tại của chú Nhân thì không thể làm được và cho rằng bố tôi làm như vậy là không đúng, mọi người cho rằng chắc là có vị khách nào đó không tiếc tiền đặt xưởng nhà tôi làm nên bố tôi mới đến nhờ chú Nhân, còn chú Nhân sau khi nghe lời đề nghị có vẻ trầm tư, không vui nhưng chú vẫn nhận lời.

bo-dinh-dong-mat-cua-2

Sau nhiều công đoạn từ lựa chọn chất liệu đồng đảm bảo độ nguyên chất, nặn khuôn mẫu, đưa vào đúc rồi sửa nguội, làm “tinh”, chạm nổi, chạm chìm, ghép tam khí, mất 2 tuần làm miệt mài chú Nhân đã hoàn thành bộ lư đồng mà ai nhìn cũng khen đẹp, bất ngờ nhất là khi chú Nhân chao chiếc đỉnh đồng đó cho bố tôi thì cũng là lúc ông trao tặng chiếc lư đồng đó cho chú Nhân và nói rằng chú là người mà bố tôi kính trọng nhất trong nghề, cầm chiếc lư đồng của bố tôi tặng chú Nhân rưng rưng nước mắt, mọi người không biết là chú đang xúc động hay đang buồn. Tối hôm đó tôi thới thăm chú, vừa tới đầu ngõ nhà chú tôi đã nghe thấy tiếng búa, chạm, bước vào sân thì thấy chú Nhân đang làm gì đó với chiếc lư đồng, bên cạnh có 2 chai rượu, 1 chai gần hết, tôi lại gần thấy người chú nồng nặc mùi rượu, tôi nhìn vào chiếc lư đồng thì thấy chú dang chạm thêm dòng chữ “Nhất nhân tâm, tài đức song hành” và tôi thấy những giọt nước trên gương mặt chú từng giọt từng giọt rơi trên chiếc lư đồng, đó không phải mồ hôi mà là những giọt nước mắt. Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ, những lúc ngồi xem người thợ già chạm đồng trên lư đồng, lọ hoa chú thường bảo tôi rằng làm cái nghề này quí nhất là cái tâm với nghề, phải giữ cho cái tâm trong sáng thì cái tài mới phát huy hết được, tâm và tài phải luôn song hành, nhìn dòng chữ chú chạm trên bộ đỉnh đồng này tôi càng hiểu hơn về lòng yêu nghề của chú.

Tôi về kể lại cho bố nghe về dòng chữ mà chú Nhân đã chạm trên lư đồng, bố tôi trầm ngâm một lát rồi nói chiếc lư này không phải là chiếc đẹp nhất mà chú Nhẫn từng làm, thậm chí nó còn là chiếc xấu nhất, tôi hỏi tại sao chú ấy lại làm vậy thì ba tôi không nói gì, chỉ đăm chiêu nhìn ra ngoài cửa sổ không ngừng hút thuốc.

Ba tôi không nói nhưng tôi hiểu, dù sự cạnh tranh có khốc liệt tới đâu, mình hãy làm sản phẩm của mình trước hết bằng cái tâm, làm hết khả năng của mình 1 sản phẩm cũng như nghìn sản phẩm tất cả đều phải làm bằng tâm huyết, bằng niềm đam mê, luôn hướng tới sự hoàn mỹ như vậy mọi người sẽ sẵn sàng đón nhận và trả giá xứng đáng cho nó.

Như một thói quen, tôi vẫn thường dậy sớm, sáng nay, sáng màu thu tháng 9 cái không khí se lạnh cuối thu, những nàn gió mang theo hơi sương sớm phảng phất khiến tâm hồn tôi thấy thanh khiết, lòng tràn đầy nhiệt huyết, đâu đây trong làng văng vẳng tiếng búa, tiếng gò, tiếng chạm đồng – làng nghề đồng Đại Bái bắt đầu lại từ đây, từ những đứa con thành tâm với nghề tổ, lưu giữ tinh hoa làng nghề.

 

5/5 - (2 bình chọn)

2 thoughts on “Chiếc lư đồng và cái tâm của người nghệ nhân đúc đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *