Làng nghề đúc đồng đại bái vào Tết

Làng nghề đúc đồng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam, làng nghề có lịch sử hàng trăm năm với tổ nghề là ngài Nguyễn Công Truyền ( sinh năm 989 tại làng Đại Bái, mất ngày 29/9 (âm lịch) năm 1060. Ông xuất thân trong một gia đình nho học. Năm 25 tuổi ông làm quan Đô úy của triều Lý, được phong là “Điện tiền tướng quân”. Tháng 3 năm 1018 ông trở về quê hương Đại Bái thăm họ hàng. Sau này khi cha mất ông từ quan và đưa mẹ về quê hương phụng dưỡng và từ đó tổ chức sản xuất nghề đúc đồng tại quê hương. Ông cho đón thợ, mở lò dèn về sửa chữa nông cụ sản xuất giúp bà con  cải tiến sản xuất.

làng nghề đúc đồng đại bái

Đến thế kỷ XV, XVI làng có 5 ông tiến sỹ: Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Công Tám. Sau khi đỗ đạt phong quan về làng các ông chú trọng tổ chức mở rộng sản xuất và phân công chuyên môn hóa ngành nghề và thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường chuyên gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm thau, phường làm đồng lá…và một phường hàng chợ chuyên để mua bán cung cấp nguyên vật liệu , tiêu thụ hàng hóa. Nhờ có sự phân công tập chung, tổ chức hoàn thiện đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Lấy đất sét ở bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, lấy đồng pha kẽm làm đồng thau và sáng chế ra thuốc hàn đồng…

images (2)

Ngày nay làng nghề ngày càng phát triển, mẫu mã đa dạng như: đồ thờ cúng bằng đồng, tranh đồng mỹ nghệ, tranh chữ đồng, trống đồng, cồng chiêng đại bái, phù điêu, đúc đồng chi tiết…, ai có dịp về đi qua, về thăm làng nghề đúc đồng đại bái đặc biệt là vào dịp cuối năm se không khỏi ngạc nhiên bởi sự nhộn nhịp của những chuyến xe hàng, mang hàng hóa đi khăp cả nước, những âm thanh của kim khi ngân vang, những tiếng cười nói chào hàng của của người bán hàng, trong một năm, người làng nghề mong ngóng nhất là dịp cuối năm lúc đó là khoảng thời gian “làng nghề đúc đồng đại bái vào tết”, những sản phẩm đồ thờ bằng đồng như đỉnh đồng ( lư hương), bát nhang bằng đồng, hoành phi câu đối, mâm hoa quả, đèn đồng…được bán chạy nhất.

tải xuống

Vào dịp này nhà nhà đều tập trung toàn bộ nhân lực để sản xuất, hai bên đường cửa hàng bán đồ đồng san sát nhau lúc nào cũng tấp lập người mua người bán, những chuyến xe tải từ khắp nơi không ngừng chuyển hàng đi xa, vì thế mà sản phẩm làng nghề được phủ rộng khắp nơi.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “Làng nghề đúc đồng đại bái vào Tết

  1. thegia says:

    Đầu tiên tôi chúc Đồng Đại Bái luôn làm ăn phát đạt!
    Tôi có câu hỏi muốn được giải thích: Ý nghĩa của năm đứa trẻ ( hay còn gọi là ngũ tặc ) hay đi kèm với phật Di Lặc là gì vậy? cũng có những bức chỉ có một hoặc ba vậy ý nghĩa là gì? rất mong nhận được câu trả lời sớm.
    Trân thành cảm ơn!

    • Xuân Vũ says:

      Trước hết xin bác thegia thông cảm, do máy tính bị hỏng, hôm nay mới sửa lại được nên mới trả lời thư của bác muộn vậy
      Theo tôi tìm hiểu thì là 6 đứa trẻ chứ không phải 5 bác ạ. Đứa thì móc lỗ mũi, đứa thì dùi lỗ tai, đứa thì móc miệng …, hình ảnh của 6 đứa trẻ tượng trưng cho lục căn của Ngài : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý
      Với người phàm chúng ta, nếu ai móc lỗ tai mình thì không đánh cũng đá, không đập cũng la; móc lỗ mũi mình cũng thế… Như vậy đối sáu căn, có ai động tới thì chúng ta không chịu nổi. Chỗ không chịu nổi đó làm chướng ngại chúng ta. Sáu đứa bé gọi là lục tặc, tức là sáu đứa cướp phá phách. Nhưng thật tình chúng có phá mình hay không? Nếu bị móc lỗ tai mà mình không cảm thấy khó chịu lại thấy đã ngứa thêm thì không bị chướng ngại. Hiện tại hầu hết chúng ta đều bị chướng ngại bởi những lời nói bên ngoài. Nếu những lời chửi mắng gièm pha, nguyền rủa tới lỗ tai, mà mình coi như gió thổi lá dương cành liễu cho nó nương theo gió đi đâu thì đi, đừng vướng mắc tự nhiên mình an lành tự tại. Nếu thấy đó là lời nói thù hằn, mỉa mai sâu độc mà mình bực bội tức tối, ghi nhận nó vào với những tâm niệm hận thù, đen tối thì nó sẽ thành giặc cướp làm tan hoang của báu nhà mình. Tai nghe những tiếng khen chê hoặc là chửi bới đề cao v.v… mình cũng xem thường, vì tiếng nói không thật. Chính bản thân mình còn không thật, huống là tiếng nói bên ngoài. Tâm không động đó là mình đã thắng đứa bé móc lỗ tai rồi.

      Khi con mắt thấy tất cả hình ảnh phía trước, có đẹp có xấu, dù hình ảnh nào mình cũng dửng dưng không lay động không dính mắc, như vậy bao nhiêu hình ảnh dàn trải tràn trề trước mắt, mình cũng vẫn an lành tự tại. Ngược lại khi thấy một hình ảnh, mình liền cho là đẹp là xấu, đẹp thì sợ mất, xấu thì sanh tâm bực tức, thế là hình ảnh nào cũng gây phiền não hết, không có hình ảnh nào là an vui tự tại. Sự thật những hình ảnh đó có phải là phiền não không? Phiền não là tự ai? Gốc tại mình. Nếu thấy nó mà không luyến ái, không ghét bỏ, thì nó vẫn là nó. Có lỗi lầm gì đâu! Lỗi lầm là chính lòng luyến ái, lòng sân hận của mình chớ không phải hình ảnh có lỗi lầm. Khi chứa chấp sân hận, chứa chấp luyến ái, thì của báu nhà mình bị cướp mất. Con mắt đem những hình ảnh vào để cướp mất của báu nhà mình, đó là cái chướng biểu trưng qua hình ảnh đứa bé móc mắt. Còn nếu ngược lại mình không mắc kẹt, hình ảnh là hình ảnh, mình vẫn an nhiên, thì đứa bé ấy có làm gì thì làm, mình vẫn an ổn.

      Lỗ mũi cũng thế, ngửi mùi hôi mùi thơm đừng mắc kẹt, coi như khói như gió vừa qua mũi rồi mất, không có gì thật, thì có gì làm cho mình nhiễm, tự nhiên trong lòng được tự tại. Ngược lại, tại chúng ta si mê, cho nên mùi thơm đến thì thích, mùi hôi đến thì bực. Do đó tự mình đem giặc vào cướp của báu nhà mình, tự làm chướng ngại.

      Như lưỡi chúng ta nếm những vị cay, đắng, mặn, ngọt; cái nào hợp thì thích, cái nào không hợp thì không thích. Vì vậy mà chúng ta chạy tìm kiếm, khổ từ năm này sang năm khác. Mỗi khi lên mâm cơm, thấy món gì mình cảm nghĩ là hợp với lưỡi của mình thì vui, món gì không hợp thì bực. Vui và bực đó làm mình phải chướng, rồi nói lời thô ác làm cho người chung quanh không vui. Vì lẽ đó chúng ta tập cho lưỡi mình đừng tham đắm vị. Tất cả cái ngon cái dở chẳng qua là tạm mà thôi, cốt sao cho mình được an ổn tu hành là quí. Như vậy chúng ta thắng được các thứ vị, tức là đã thắng đứa bé móc miệng rồi.
      Còn với đức Di Lạc, Ngài vẫn tươi cười dù cho xung quanh có biết bao phiền toái như vậy Ngài chính là Phật rồi.
      ” nguồn được tham khảo bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *