Lễ hội cồng chiêng là một nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Chạy dài suốt dải đất hình chữ S, Ba miền Bắc, Trung, Nam đâu đâu cũng có hình ảnh những chiếc chiêng đồng được treo, và sắp đặt ở một vị trí trang trọng. Với Miền Bắc thì có lễ hội cồng chiêng Hoà Bình, Miền Trung và Nam Bộ có Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình. Đâu đâu cũng có những thanh âm đặc sắc của nhạc cụ này. Trong bài viết này Mỹ Nghệ Phúc Thành xin giới thiệu về Bộ cồng chiêng đồng 12 cái.
Giới thiệu chi tiết về Bộ cồng chiêng đồng 12 cái
Cùng là một chiếc chiêng đồng, cùng kích cỡ, trọng lượng, độ dày nhưng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà người nghệ nhân sẽ “lấy tiếng”. Tức là tạo ra âm thanh khác nhau bởi vậy mới có danh hiệu “nghệ nhân gò đồng”. Một chiếc chiêng nó nằm trong dàn nhạc thì sẽ được lấy âm thanh theo nhịp điệu đồ, rê, mi, fa, son… vẫn là nó nhưng nếu nằm trong bộ âm 9 cái, 12 cái lại có âm thanh khác… Cái hay, độc đáo là ở chỗ đó. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm nhạc cụ dân tộc này
Chất liệu tạo ra cồng chiêng:
Tôi đã từng sang Lào, Campuchia thấy 2 nước bạn sử dụng cồng chiêng làm từ chất liệu sắt, thép. Tôi có đánh thừ và thấy âm thanh không hay và đặc sắc như cồng chiêng của Việt Nam
Cồng chiêng được chế tác bởi làng nghề gò và đúc đồng truyền thống Đại Bái, từ bao đời nay vẫn được làm từ chất liệu Đồng Thau. Một dạng hợp kim của đồng. Tuỳ thuộc vào cách tạo âm thanh, mục đích sử dụng mà người nghệ nhân sử dụng hợp kim đồng theo tỷ lệ phù hợp
Qui cách chế tác sản phẩm:
Chiêng đồng được tạo ra bằng 2 phương pháp là: Đúc và gò. Hiện nay phần lớn cồng và chiêng được tạo ra bằng phương pháp gò đồng. Bởi gò là kỹ năng chủ động hơn trong việc tạo độ dày mỏng, chỉnh sửa kích cỡ, đặc biệt dễ tạo âm thanh theo ý muốn. Với những chiếc chiêng đồng có đường kính lớn từ 1m – hơn 2m thì gò sẽ tối ưu hơn. Hơn nữa những sản phẩm đúc thường có độ dày lớn hơn sản phẩm gò, do đó giá thành cũng cao hơn.
Kích thước của Bộ cồng chiêng đồng 12 cái
Người Tây Nguyên thường sử dụng bộ chiêng gồm 7 cái và 9 cái. Còn với người Hoà Bình và Tây Bắc họ sử dụng bộ 12 cái. Bài viết về văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Phúc Thành đã giới thiệu về bộ 9 cái rồi. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu về bộ 12 cái.
Bộ nhạc cụ này gồm 12 chiếc với kích cỡ cụ thể như sau: Ø60, Ø55, Ø48, Ø44, Ø40, Ø36, Ø34, Ø32, Ø30, Ø28, Ø24, Ø22
Tổng trọng lượng từ 32 – 36kg
Cách treo và sắp xếp bộ chiêng đồng 12 cái theo hình ảnh minh hoạ bên dưới
Ý nghĩa của cồng chiêng trong văn hoá Việt Nam
Cồng, chiêng là vật phẩm mang tính lịch sử. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng chúng là nhạc cụ để thể hiện niềm vui. Âm thanh cồng chiêng được ngân lên mỗi khi bà con, thôn xóm, buôn làng cùng nhau hội họp. Nó là hình ảnh mang lại sự đoàn kết, gắn bó và sức mạnh tập thể.
Xét về khía cạnh tâm linh. Hình ảnh chiếc chiêng đồng không thể thiếu trong những ngôi Đình làng, hay từ đường, nhà thờ họ. Nó có giá trị về mặt tín ngưỡng, tâm linh. Mỗi khi Đình làng hay nhà thờ dòng tộc có dịp tế lễ thì không thể thiếu tiếng chiêng ngân lên.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng. Cồng chiêng có ý nghĩa về mặt tâm linh, tín ngưỡng vô cùng to lớn. Hơn nữa, nó cũng như nhiều nhạc cụ khác. Có âm thanh của buồn vui, âm thanh đó được phân biệt bởi cách thức của người đánh cồng. Đó là thanh âm đặc biệt gắn bó với những đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỹ Nghệ Phúc Thành
Address:
🏣Cửa hang đồ đồng mỹ nghệ Phúc Thành – Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh.
🏣Xưởng sản xuất: Cụm Công Nghiệp Làng Nghề Gò và Đúc Đồng Đại Bái, Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
☎Phone: 0986.468.300 – 0938.433.689
Website: dodongphongthuy.net
Chấp nhận các hình thức thanh toán: Thu COD, Tiền mặt, Chuyển khoản, Đặt cọc một phần và thanh toán khi nhận hàng