GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GÒ VÀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI

Làng nghề thủ công mỹ nghệ là nét đặc trưng của nước Việt Nam, đâu đâu cũng có làng nghề được truyền đời hàng trăm, hàng nghìn năm, ở đâu có làng nghề truyền thống ở đó dân cư đông đúc, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao . Trong bài viết này tôi xin bàn về GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GÒ & ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI.

Trên bức Hoành phi có câu “Đức lưu quang”.
Cùng 2 câu đối “Đức Tổ dài lâu muôn thuở thịnh – Gia đình êm ấm vạn đại vinh”.
Nhờ được “Công Đức” Tổ tiên lưu lại, cùng nghề truyền thống gò đúc đồng, mà người dân quê hương Đại Bái được êm ấm bao đời.
Thấm thoắt đã gần 1000 năm, nhưng nét văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn được con dân quê hương Đại Bái bao đời lưu giữ.
29/9 (Lịch Việt) hàng năm, người dân Đại Bái tạm gác công việc để chuẩn bị lễ nghi, vật phẩm để dâng lên Tổ nghề. Với những người con Đại Bái xa xứ, cho dù xa xôi nhường nào, họ vẫn luôn nhớ ngày giỗ Tổ, để lại trở về quê hương thắp nén nhang tưởng nhớ, có lẽ họ cũng thầm cảm ơn Tổ Nghề, nhờ có ngày truyền thống này mà họ có thêm dịp về sum họp gia đình, gặp lại bạn bè, người thân.

tranh đồng vinh qui bái tổ

Bởi lễ nghi “Vinh quy bái Tổ” đã lưu giữ trong tâm khảm mỗi người tự bao đời.
Nhờ có “Công Đức” của Tổ tông, cùng sự Thiện lương, cần mẫn, giữ được lễ nghi của người dân, mà làng nghề càng ngày càng phát triển, gia đình được sung túc bao đời.
Có vậy mới thấy được sự trường tồn và giá trị của “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG”!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *