Cách phân biệt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng A Di Đà

Trong những ngôi chùa Phật giáo, đặc biệt là những ngôi chùa theo trường phái thiền tông và tịnh độ tông tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà được thờ nhiều nhất. Về tạo hình, hình tướng, hai pho tượng này trông khá giống nhau (đều ngồi toạ đài sen, tóc xoắn nọn, tai dài…). Vì vậy, nhiều người lầm tưởng hai vị Phật này là một. Thực ra không phải vậy, đây là hai vị Phật khác nhau. Nhưng làm thế nào để phân biệt được. Mời quý cô chú, anh chị cùng Mỹ Nghệ Phúc Thành tìm hiểu chi tiết về hai tôn tượng này để có cách phân biệt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng A Di Đà.

duc tuong phat dong 1400x503 1


Tiểu sử của hai vị Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà

Phật Thích Ca Mâu Ni

Trước hết chúng ta phải hiểu rõ  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà là hai vị Phật khác nhau. Theo giáo lý nhà Phật, Thích Ca Mâu Ni không phải là vị Phật duy nhất, trước ngài có rất nhiều vị Phật khác đã từng đến thế gian giáo hoá chúng sinh và sau này cũng vậy, sẽ có những vị Phật khác nữa. Đức Thích Ca Mâu Ni có nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài là thái tử Tất Đạ Đa Cồ Đàm tiếng phạn là Siddhartha Gautama, còn được gọi là Sakyamuni phiên âm Hán Việt là Thích Ca Mâu Ni tại vương quốc Shakya ở vùng Kapilavastu. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN. Người đã sớm từ bỏ vinh hoa phú quý lên đường tìm chánh đạo giải thoát mình khỏi cõi luân hồi. Sau 6 năm tu đạo Đức Thế Tôn đã đạt được giác ngộ chánh pháp vào năm 35 tuổi và giành hết quãng đời còn lại để thuyết pháp, giảng dạy và truyền bá giáo lý Phật Pháp.

chuyen phap luan thu an 1

Phật A Di Đà

A Di Đà là một vị Phật khác, tên của Người được phiên âm từ tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng là hào quang trí tuệ toả khắp muôn nới, vô lượng thọ, vô lượng công đức hay Ngài còn được gọi là Tiếp Dẫn Đạo Sư, dẫn đường chỉ lối và tiếp nhận chúng sinh tới cõi cực lạc. Theo kinh đại A Di Đà, từ thời rất rất xa xưa có một vị quốc vương tên là Kiều Thi Ca, sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp liền từ bỏ ngôi vua và xuất gia tu hành lấy tên hiệu là Pháp Tạng. Ngài phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, trong đó có đại nguyện sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hoá một thế giới và biến nó trở thành một vương quốc thanh tịnh, đẹp đẽ nhất, cực lạc nhất. Chúng sinh nào hướng niệm đến Ngài sẽ được tiếp dẫn để vãng sinh ở đó. Sau này Người hoàn thành được đại nguyện và trở thành Phật A Di Đà. Thế giới tịnh hoá của Ngài thường được phật tử hình dung là chốn Tây Phương cực lạc. Vậy nên mọi người mới thường niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật.

Tượng A Di Đà bằng đồng

Cách phân biệt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng A Di Đà

Nhìn thoáng qua chúng ta thấy hình tướng của hai Ngài khá giống nhau, nhưng có thể phân biệt rõ chân dung của hai Ngài qua những đặc điểm sau

– Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni:

+ Tôn tượng Ngài thường được tạo tác với hai kiểu tóc là tóc búi và tóc xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa choàng qua cổ màu vàng hoặc màu nâu. Nếu mặc áo choàng hở ngực sẽ không có chữ Vạn. Mắt ngài mở 3/4, thường ngồi toạ thiền trên đài sen với tư thế tay xếp ngay ngắn trên đùi. Hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân

chuyen phap luan thu an

Hay trong tư thế giáo hoá thủ ấn

giao hoa thu an

– Cách phân biệt tôn tượng Phật A Di Đà

+ Tóc chỉ có kiểu nọn xoắn ốc, khoác trên mình áo cà sa màu nâu đỏ, khoác áo vuông,  chỗ cổ ngực có chữ Vạn. Mắt ngài nhìn xuống và miệng luôn mỉm cười. Tôn tượng Ngài thường được tạo hình với tư thế đứng. Tay phải làm ấn giáo hoá, tay trái đưa ngang vai và chỉ lên trên, tay phải đưa ngang bụng chỉ xuống dưới. Hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón tay trái và ngón tay chỏ chạm nhau tạo thành hình vòng tròn.

Chúng ta cũng thường thấy Phật A Di Đà trong tạo hình ngồi toạ thiền trên đài sen với tư thế tay bắt ấn thiền để ngang bụng. Bàn tay phải chồng lên bàn tay trái và hai ngón cái chạm nhau. Hoặc tư thế tay phải đưa ngang vai chỉ lên trên còn tay trái bắt ấn thiền để ngang bụng.

tri binh thu an

Ngoài ra chúng ta có thể nhận biết hai vị Phật này thông qua những vị Phật, Bồ Tát đi cùng. Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị Bồ Tát đi cùng và đứng cạnh Phật A Di Đà. Bộ ba tôn tượng này gọi là Tây Phương Tam Thánh

Phật Thích Ca thường được thờ chung với hai vị tôn giả là A Nan (ở bên trái Đức Thế Tôn) và ngài Ca Diếp (ở bên phải Đức Thế Tôn). Đây là hai vị đệ tử trong số 10 đại đệ tử của Đức Phật.

Với mỗi một quốc gia, vùng miền sẽ có nền văn hoá khác nhau. Nên khi người dân tạo tác tượng thì hình tướng của hai vị Phật sẽ hoà nhập với sắc diện, văn hoá, phong tục nới đó. Nên những đặc điểm nhận dạng, cách phân biệt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng A Di Đà có thể sẽ có những điểm khác với những điểm được nêu ở trên.

***************************************************************

Mỹ Nghệ Phúc Thành

Address:

🏣Cửa hang đồ đồng mỹ nghệ Phúc Thành – Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh.

🏣Xưởng sản xuất: Cụm Công Nghiệp Làng Nghề Gò và Đúc Đồng Đại Bái, Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

☎Phone: 0986.468.300 – 0938.433.689

Website: dodongphongthuy.net

Chấp nhận các hình thức thanh toán: Thu COD, Tiền mặt, Chuyển khoản, Đặt cọc một phần và thanh toán khi nhận hàng

 

Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết