Ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng

Chúng ta thường thấy lư hương được đặt trên bàn thờ cúng Phật để tạo ra hương trầm thơm và thể hiện lòng thành kính, mong muốn gia tăng cát khí, sự thuận hòa, tăng tiến về tài chính cũng như sức khỏe.

Và còn nhiều đặc biệt về ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

lư hương bằng đồng đẹp

1. Ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng

Lư hương là khí cụ dùng để thắp hương xông hương cúng Phật. Ngày nay lư hương được sử dụng phổ biến trong tục thờ cúng gia tiên để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý.

Chính vì thế, lư hương với những khói trầm tỏa ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả, không những hoá giải được hung khí mà còn tăng thêm cát khí, gia tăng sự hòa thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc trong gia đình.

Lư hương thường đi kèm với hai chân đèn, hai bình bông gọi là bộ Ngũ Sự (Ngũ Cụ Túc). Bộ Tam Sự ( Tam Cụ Túc) gồm có một lư hương, một chân đèn, một bình bông.    lư hương đồng

Lư Hương thường được làm bằng các chất liệu như đồng (đỉnh đồng), đá và bằng sành sứ, trong đó đồng và sứ là hai loại chất liệu dùng phổ biến nhất.

Đồng là dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng cho Phật Thánh thường thì phải làm bằng đồng. Sành sứ là từ đất, đất thuộc thổ, tượng trưng cho đại địa, cho nên lư hương thờ phụng các vị Thần cũng như người ở nhân gian dùng trong sinh hoạt thường ngày, được làm bằng sành sứ.

Hơn nữa theo quan niệm trời tròn đất vuông thì Lư đồng dùng để cúng Phật, Thánh thường có hình tròn; cúng các vị thần minh thường có hình vuông, trong chùa thường dùng hình dáng của hoa sen để làm lư hương, biểu ý thanh tịnh thoát tục.

Lư hương thường được để trên án thờ nên gọi là “Tọa lư” hoặc là “Cúng Lư”. Tùy theo thể loại của hương để dâng lên cúng dường mà có tên gọi khác nhau như: nhang thắp thì gọi là Lư cắm nhang, nếu như thắp để nằm cây hương thì gọi là Ngọa hương lư, còn nếu như dùng hương bột để xông hương thì gọi là Đàn hương lư.

ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng

Lư Hương được tạo rất nhiều hình dáng khác nhau, đại thể có mấy loại hình dáng như: hình Bảo đảnh, Phương đẩu, Sư tử, Chim hạc, Liên hoa.v.v… Hoa văn trang trí thường là các loại hoa văn cổ hoặc là rồng phụng, quỷ thần, và chữ Hán.v.v…

Hình dáng của Lư Hương trong quan niệm Phật Giáo Bắc Truyền luôn hàm chứa những diệu ý, không những thể hiện được chân lý của Đạo Phật, mà còn bao hàm cả tính chất văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo.

Trong nhà Phật, Lư Hương được gọi là Bảo đảnh có nghĩa là đảnh báu như trong các bài tán hương có câu: “Bảo đảnh nhiệt danh hương” lò báu đốt hương thơm. “Lư Phần Bảo Đảnh Trung” trong bảo đảnh đốt hương báu.v.v…thường thì tất cả lư hương có ba chân.

Theo quan niệm của Phật Giáo đây là tượng trưng cho Tam Bảo, Phật Pháp Tăng, không thể thiếu một trong ba cho nên gọi là cụ túc. Vì là vật tượng trưng cho Tam Bảo cho nên gọi là Bảo Đảnh, Phật Giáo hưng thạnh thường được dùng từ đảnh thạnh để nói lên ý cụ túc hưng long của Tam Bảo.

Ý nghĩa của Lư hương là thể hiện nét đẹp văn hóa của thiền tư và trong văn hóa thờ cúng gia tiên, Lư hương còn thể hiện sự thanh tịnh thoát tục khi được bài trí trong thiền thất hay trà am.

Hình dáng cũng như hàm ý của lư hương, tính cách và biểu trưng của hương lư luôn tạo nên phong cách thanh thoát riêng biệt của thiền.

LƯ HƯƠNG LỤC LĂNG

2. Cách đặt lư hương trên bàn thờ

Lư hương có thể được đặt trên cả bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh, bàn thờ thổ địa – thần tài hay bàn thờ ngoài trời (cây hương). Tuy nhiên lư hương hay bàn thờ đều có nhiều kích thước và khi đặt lư hương trên bàn thờ cần lưu ý về thẩm mỹ và về phong thủy, tín ngưỡng. Cụ thể là; 

+ Vị trí thích hợp nhất để đặt lư hương trên bàn thờ là nơi trung tâm, chính giữa của bàn thờ, phía trước của đỉnh đồng và song song với hai chân đèn cầy. 

+ Chọn kích thước của lư hương phù hợp với bàn thờ để có sự cần đối thẩm mỹ đẹp nhất.

3. Cách bảo vệ và làm sạch lư hương

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, lư hương trên bàn thờ sẽ được hạ xuống để làm sạch. Phần tro hay cát có trong lư hương cũng được thay mới và được mang đi bỏ cùng với hóa vàng mã khi cúng ông công ông táo vào ngày hai mươi ba tháng chạp hàng năm. 

Việc này cũng rất quan trọng mang ý nghĩa thay mới, sang năm mới sẽ có những điều mới, tốt đẹp hơn, bỏ đi những trắc trở, khó khăn mà năm cũ gặp phải.

Cầu cho năm mới suôn sẻ, may mắn, cuộc sống bình an và tài lộc đầy ắp. Khi làm sạch lư hương thì cần lưu ý: 

+ Lau dọn lư hương phải rửa bằng rượu trắng nguyên chất là tốt nhất và sử dụng giẻ sạch mới không được dùng giẻ và nước bẩn để lau dọn bàn thờ, lư hương. 

+ Dùng cát mới hoặc tro lúa nếp sạch mới để thay vào lư hương và thắp những nén nhang đầu tiên để báo và đón gia tiên về vui tết cùng gia đình, dòng họ.

Tại Mỹ Nghệ Phúc Thành hiện có nhiều mẫu lư hương bằng đồng được đúc tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Giá thành của các sản phẩm này cũng rất hợp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

5/5 - (10 bình chọn)

2 thoughts on “Ý nghĩa của lư hương trong văn hóa thờ cúng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết