Kỹ thuật đúc đồng của làng nghề đại bái

Dodongphongthuy.net là đại diện thương mại của cơ sở đúc đồng Việt Tín của làng nghề đúc đồng đại bái, một làng cổ có lịch sử đúc đồng hàng trăm năm, từ đời này lưu truyền qua đời khác kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao, sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật đúc đồng của làng nghề đai bái với các sản phẩm như tượng đồng, đỉnh đồng, vật phẩm bằng đồng, chuông đồng…

Bước 1 trong kỹ thuật đúc đồng của làng nghề đại bái là : Tạo mẫu

Tao-mau

Để tạo được mẫu đạt tiêu chuẩn về kiểu dáng, mỹ thuật, kỹ thuật đòi hỏi phải có tay nghề cao, có kinh nghiệm nên người tạo mẫu thường là các nghệ nhân, đầu tiên là tạo cốt mẫu (chất liệu cốt bằng đất sét, thạch cao, đây là cách tạo khuôn mẫu đúc đỉnh đồng và tượng đồng.

Bước 2: Làm khuôn

khuôn mẫu

Làm khuôn là công đoạn khó nhất trong kỹ thuật đúc đồng nó đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, có năng khiếu về tạo hình, tính tỉ mỉ, khuôn đúc đỉnh đồng và những linh vật bằng đồng long,ly, qui, phụng, kỳ lân.. rất phức tạp nên người tạo khuôn thường được gọi là nghệ nhân, thợ cả và cũng chính là người chỉ huy toàn bộ công đoạn đúc đồng.

Có hai loại chất liệu chính làm khuôn là đất sét và đá, khuôn đất sét phổ biến hơn vì chất liệu mềm, dễ tạo dáng, hình hơn khuôn đá

Bước 3: Nung khuôn

Với những khuôn đất sét thì việc nung khuôn là không thể thiếu, mục đích của việc nung khuôn là làm mất nước trong đất để tránh bọt khí trong quá trình đúc, nếu còn bọt khí thì sản phẩm đồng ssex bị khuyết,  rỗ

Bước 4: Nấu chảy và rót nguyên liệu vào khuôn

images (3)

Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, ít tạp chất đồng càng sạch càng tốt (không dính bùn đất, dầu mỡ, sơn…), sau đó được đưa vào nồi gang hay nồi phấn chì để nung chảy, nhiệt độ đạt khoảng 1200 độ C thì đồng nóng chảy chuyển dần sang màu đỏ, lúc này là thời điểm thích hợp rót đồng vào khuôn.

Khi rót đồng vào khuôn  cần phải từ từ, đều tay, liên tục đồng thời phải giữ được nhiệt độ cao trong khuôn (việc này đòi hỏi kinh nghiệm rất cao).

Bước 5: Làm nguội và hoàn thiện sản phẩm

images (1)

Rót đồng xong để khuôn và sản phẩm nguội rồi dỡ sản phẩm ra khỏi khuôn, lúc này các sản phẩm đúc như: đỉnh đồng, lư hương, hạc, chân nến, tượng đồng…, vẫn còn thô ráp nên cần được làm sạch như mài, dũa, đục, tách và đánh bóng, tùy vào yêu cầu của sản phẩm như đỉnh đồng vàng thì chỉ cần đánh bóng, đỉnh đồng chạm bạc thì cần phải chạm bạc, đỉnh đồng tam khí thì phải ghép tam khí, đỉnh đồng giả cổ thì phải lấy màu sao cho giống hình thức đồ cổ (chủ yếu là màu đen, và màu hun).

Cơ sở Việt tín chuyên  đúc đồng và sản xuất đồ đồng thờ cúng, đồ đồng mỹ nghệ như tranh đồng phong thủy, tranh chữ đồng, vật phẩm phong thủy, đồ đồng thờ cúng…, sản phẩm được người tiêu dung đánh giá cao về tính thẩm mỹ, chạm trổ tinh xảo, giá thành rẻ, sản phẩm đồ đồng có độ bền màu cao.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *