Ý nghĩa của hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng

Chúng ta thường thấy hình ảnh hạc, rùa ở trong các ngôi đình, chùa, hay nhà thờ họ. Đây là một con vật thanh cao, thoát tục và mang sự thông minh, kiên trì và cũng là biểu tượng của sự trường tôn.

Ý nghĩa đặc biệt của hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng có lẽ bạn chưa hiểu hết và cần biết thêm thông qua bài viết này.

Tìm hiểu về hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng

1. Ý nghĩa của hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng

1.1 Về biểu tượng con Rùa

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ǎn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài.

Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh ngũ sự thơm ngát và thanh tịnh. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt.

Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý – Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia.

Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Qui sống trên 5000 năm thì gọi là Thần Quy.

Thần Kim Quy là con Thần Quy mình vàng.

Qui sống trên 10 000 năm được gọi là Linh Quy.

Tương truyền, rừng nào có Thần Quy ở thì rừng ấy không có cây cỏ độc hại, không có các loài thú độc như : Rắn, rết, hổ…

139683535068

1.2 Về biểu tượng con Hạc

Hạc ngậm ngọc minh châu biểu tượng cho sự sang quý

Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương.

Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay.

Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo.

Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng với Hạc ngậm hoa sen biểu tượng cho sự giác ngộ

Chim hạc còn gọi là đại điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.

Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.

Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.

Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như cột chống trời.

ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

2. Nên mua đỉnh đồng khắc hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng ở đâu?

Cách chọn mua đồ thờ cúng bằng đồng giá hợp lý

Giữ nguyên nét đẹp truyền thống của biểu tượng hạc, rùa, ngày nay các sản phẩm đình đồng thờ cúng với hình hạc, rùa vẫn rất được ưa chuộng.

Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy tâm linh, đỉnh đồng có khắc 2 con vật này còn có giá trị thẩm mỹ cao. Bạn có thể tham khảo đình đồng khắc hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng  tại cơ sở đồ đồng Mỹ Nghệ Phúc Thành – làng nghề đúc đồng Đại Bái nức tiếng.

Chúng tôi có nhiều mẫu bộ bộ đỉnh đồng thờ cúng với hình ảnh hạc, rùa trong văn hóa thờ cúng đẹp với chi phí hợp lý. Liên hệ ngay vào số hotline 0986.468.300 hoặc 0938.433.689 để được tư vấn chi tiết!

ĐỒ ĐỒNG PHONG THỦY VŨ DƯƠNG – THÀNH TÍN TRONG TỪNG SẢN PHẨM!

 

 

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết