Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề cổ đúc đồng đại bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái có lịch sử  gần 1000 năm với các sản phẩm chủ lực là gò đồng, đúc đồng, tranh đồng , tranh phong thủy, đồ thờ cũng bằng đồng, tượng đồng…,làng nghề phát triển ngày càng mạnh theo nhu cầu mua sắm đồ đồng tăng dần của người dân, làng có hàng trăm cơ sở  sản xuất phân bố rộng khắp làng, các cơ sở này đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Bởi ngoài việc tăng thêm thu nhập cho người dân, các làng nghề còn giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động.

images (6)

 

Thực trạng làng nghề hiện nay

Các cơ sở sản xuất phân bố không đồng đều, rải rắc khắp các thôn xóm, ngõ ngách. Mặc dù là làng nghề thủ công nhưng hiện nay các cơ sở sản xuất đã trang bị máy móc để phụ trợ như: máy dập, máy cán đồng, thiết bị mạ…, phần lớn là máy móc cũ vẫn chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và giảm sức cạnh tranh về mẫu mã và giá thành. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả các công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Nhiều sản phẩm đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Riêng về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trước đây về cơ bản thị trường này nhỏ hẹp tiêu thụ tại chỗ do đó giá thành cũng thấp, hơn nữa làng nghề chưa có bộ máy chuyên môn quản lý nên có sự cạnh tranh giá cả cao ngay tại các cơ sở trong làng vì thế mà chất lượng sản phẩm ngày một kém đi (vì để cạnh tranh thì giá pải thấp nhất, chất lượng nguyên liệu giảm, độ tinh xảo cũng giảm theo).

Với thực trạng hiện nay của làng nghề đúc và gò đồng đại bái cần phải có các giải pháp rõ ràng và quyết liệt:

Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường

Làng nghề đại bái đang gặp vấn đề rất lớn về ô nhiễm môi trường ở 4 mặt: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải, ô nhiễm tiếng ồn.

images (9)

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số các cơ sở sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường… Nhằm giải quyết tình trạng này thì việc quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp thu được hiệu quả đáng kể. Hơn nữa, làng nghề cần phải lập ra một ban điều hành chung về giá cả, thị trường để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm uy tín làng nghề.

images (7)

Vai trò của ban kinh tế, ban môi trường, ban quy hoạch của xã, huyện cũng cần phát huy hiệu quả hơn nữa trong hoạt động định hướng, cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước cho làng nghề, cần đưa ra được một quy hoạch tập trung như cụm công nghiệp làng nghề (xa cách ly với khu dân cư) với hệ thống xử lý chất thải, rác thải, xử lý nguồn nước tốt.

Vấn đề với các cơ sở sản xuất:  cần phải đưa ra một bản kế hoạch phát triển sản xuất rõ ràng để vay vốn ngân hàng, cải thiện hệ thống máy móc, tăng khả năng sáng tạo những mẫu mã sản phẩm làm tăng tính đa dạng, năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường thông qua các hội trợ, buổi triển lãm, giao lưu làng nghề truyền thống, đưa hình ảnh làng nghề  tới bạn bè quốc tế thông qua hình thức phát triển hình thức du lịch làng nghề…

Phát triển thương hiệu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm

Để người tiêu dùng tìm đến sản phẩm của mình nhiều hơn thứ nhất cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo cao, có hệ thống phân phối rộng khắp để phổ biến hình ảnh sản phẩm trở nên phổ thông, đăng ký thương hiệu cho cơ sở sản xuất cũng như sản phẩm của cơ sở đó.

Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực là cách bảo tồn và phát triển làng nghề

Hiện nay tại làng nghề đúc và gò đồng đại bái đang có thực trạng “dấu nghề” các nghệ nhân không muốn truyền nghề ra ngoài, họ chỉ truyền lại cho con cái nhưng không phải tất cả người con của họ có đủ tố chất, kỹ năng để lĩnh hội vì vậy mà những kỹ năng mang tính bí truyền ngày một mai một dần vì thế mà sản phẩm dần mất đi tính độc đáo vốn có của làng nghề, các nghệ nhân cần phải có cái tâm với sự hưng vong của làng nghề không thể chỉ vì phát triển cho riền mình mà đánh mất bản sắc của làng nghề cổ bao đời nay.

Các cơ sở sản xuất muốn duy trì bền vững cần song hành đào tạo tập trung và truyền nghề tại nơi sản xuất, đảm bảo thu nhập ổn định cho lớp thợ thủ công trẻ để họ gắn bó với cơ sở sản xuất và gắn bó với nghề, đặc biệt là những cơ sở chuyên về đồ thờ bằng đồng, vì dòng sản phẩm này ngày một phát triển, có thể đây là thị trường có tiềm năng xuất khẩu cao sang thị trường Ấn Đọ, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia…

Thông qua bài viết : Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề cổ đúc đồng đại bái tôi muốn các cơ sỏ sản xuất của lang nghề nhìn nhận nghiêm túc về những vấn đề còn tồn tại, nếu những vấn đề trên là đúng mà không quan tâm giải quyết liệu làng nghề có phát triển hơn nữa không, có vươn xa ra quốc tế không?

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *