Tranh đồng chữ hiếu từ lâu đã được rất nhiều khách hàng yêu thích mua tặng và bày trí. Từ lâu các bậc tiền bối đã coi hiếu đức là nền cõi, là những căn sơ cần phải có của một con người. Cùng tìm hiểu tranh chữ đồng thư pháp đầy ý nghĩa này để bạn hiểu hơn về chữ Hiếu.
CHỮ HIẾU.
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
(ca dao)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong cõi đời, lại có được một vóc hình xinh đẹp, để hoạt đông từ khi còn tấm bé cho đến lúc trưởng thành; trong khoảng thời gian ấy, đấng sinh thành đã chịu nhiều cực khổ, vất vả, gian lao, nuôi nấng, dạy bảo ta nên người; phận làm con, chúng ta phải làm gì để đáp lại công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ?
Như Thánh Nhân thường bảo:
“Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ,
nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên.”
Nghĩa là: Trời có bốn mùa, mà mùa xuân đứng đầu,
Còn người có trăm hạnh, mà hạnh hiếu ở trước hết.
Theo chữ nho, chữ Hiếu gồm có chữ tử nằm phía dưới, đội bộ lão nằm phía trên để ghép lại thành chữ hiếu.
Được giải thích:
Chữ tử: nghĩa là con.
Chữ lão: nghĩa là già.
Hội ý rằng: Cha mẹ già lớn tuổi, hết khả năng sinh hoạt. Vậy bổn phận làm con biết đạo đức, phải ráng làm tròn chữ hiếu, “đội cha mẹ lên đầu” để thờ kính hết mực. Thế nên, chữ Hiếu nghĩa chính là: phụng dưỡng và hết lòng thờ kính cha mẹ, từ vật chất lẫn tinh thần, có vậy mới trọn đạo làm con.
Vậy, chúng ta cần thực hiện chữ hiếu như thế nào đây, để cho trọn đạo làm con?
Trước hết:
Chúng ta phải chăm chỉ NGHE LỜI CHA ME: Cha mẹ ta có dạy cho ta những điều hay lẽ phải chúng ta phải gắng sức làm theo; nếu như những lời dạy của cha mẹ bị lầm lẫn, không hợp với tinh thần đạo đức, chúng ta nên tìm cách khéo léo để khuyên lơn ngăn cản cha mẹ. Tranh đồng chữ hiếu thường có tạc thêm các câu ca dao về tình cha mẹ dành cho con cái…
Ví dụ như câu:
“ Con ơi học lấy nghề cha,
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm”
Nếu chúng ta không biết suy nghĩ đúng sai, phải trái mà cứ một mực nghe theo lời dạy ấy, đi lấy trộm tài vật mồ hôi nước mắt của người ta, khi bị người phát giác, thì mình phải vô tù khám mà ngồi, hay bị người giết chết tại chỗ, thì lúc ấy ai nuôi dưỡng cha mẹ thay mình đây?
Thế nên, những điều hay lẽ phải là những điều dạy phù hợp với tinh thần đạo đức; là những điều đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho gia đình và an lạc cho người, cho xã hội, đất nước quê hương. Như thời phong kiến, nhiều triều đại lấy tinh thần đạo đức của nho giáo làm quốc giáo, mà dạy: nam phải biết tam cương (vua – tôi, cha – con, vợ – chồng), ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – chí – tín); nữ phải vẹn tam tòng (xuất gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức (công – dung – ngôn – hạnh).
Kế đến:
Chúng ta phải PHỤNG DƯỠNG CHA ME: Vì công lao của cha mẹ đối với chúng ta như trời biển.
Đức Khổng Tử dạy mỗi người đều thọ ơn nơi cha mẹ có chín chữ cù lao (là chín điều cha mẹ nuôi nấng gánh chịu vì con): “Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc”. Nghĩa là: (Sinh ra, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú, nuôi cho lớn, dạy dỗ, trông nom, săn sóc và bảo vệ). Tranh chữ đồng luôn là một sản phẩm giàu ý nghĩa và trường tồn với thời gian, tặng tranh chữ Hiếu rất có ý nghĩa cho bất kỳ ai…
Còn Phật dạy trong kinh báo hiếu phụ mẫu có mười điều:
1, Thập ngoạt hoài thai, nghĩa là: chín tháng cưu mang.
2, Lâm sản thọ khổ, nghĩa là: sinh đẻ chịu khổ.
3, Sinh tử vọng ưu, nghĩa là: sinh được con mừng quên lo rầu.
4, Yến khổ thổ cam, nghĩa là: uống đắng nhả ngọt.
5, Di can tựu thấp, nghĩa là: dời chỗ khô nằm chỗ ướt.
6, Nhủ bộ dưỡng dục, nghĩa là: bú mớm và nuôi nấng.
7, Tẩy trạt bất tịnh, nghĩa là: rửa ráy giặt giũ mọi điều dơ bẩn.
8, Viễn hành ức niệm, nghĩa là: con đi xa thì nhớ thương trông ngóng.
9, Vi tạo ác nghiệp, nghĩa là: vì con tạo nghiệp chẳng lành.
10, Cứu cánh lân mẫn, nghĩa là: cha mẹ thương con không có tình thương nào bằng.
Như ca dao có nói:
“Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.”
Công ơn cha mẹ to như Trời biển, biết phải làm gì để đền đáp được đây! Xưa, đã có biết bao câu chuyện và sự tích về báo hiếu mẹ cha, và câu chuyện “Mạnh Tông khóc măng”, như là một điển hình cho việc hiếu:
Mạnh Tông tên thật là Cung Do, người đất Giang Hạ, đời Đông Ngô (Trung Quốc); mồ côi cha từ nhỏ, ở với mẹ chí hiếu, nên được liệt vào trong nhị thập tứ hiếu. Mạnh Tông sống với mẹ lúc nào cũng vâng lời và hết lòng phụng dưỡng. Một hôm mẹ Mạnh Tông mang bệnh nặng, uống thuốc đã lâu không thấy thuyên giảm. Mạnh Tông lo sợ mẹ chết đi thì không còn dịp để báo hiếu, lòng luôn khẩn vái phật trời, cầu cho mẹ sớm được mạnh khỏe. Một hôm, mẹ bảo: “Mạnh Tông ơi! Mẹ thèm canh măng quá, nếu ăn được chắc hết bệnh”. Mạnh Tông vô cùng mừng rỡ chạy vào rừng tìm kiếm măng tre; nhưng đang lúc cuối mùa đông, tre già cỗi, không thấy măng mọc. Mạnh Tông thất vọng ôm bụi tre mà than khóc: “Tre ơi! Ngươi hãy thương ta mà mọc măng ra đi! Ta đội ơn mi lắm tre ơi”! Mạnh Tông ôm tre khóc than, nước mắt chảy xuống đất, động lòng Trời, liền thấy đất nứt ra, măng mọc lên một cách nhanh chóng; Mạnh Tông vô cùng vui mừng, vội đốn ngay đem về. Sau khi được ăn măng, bà hết bệnh một cách nhanh chóng; bà tạ ơn trời phật đã ban cho bà đứa con chí hiếu là Mạnh Tông.
Về sau có loại tre màu xám, măng ngon và ngọt người ta đặt tên là tre Mạnh Tông, để nhớ đến tấm gương hiếu hạnh của Mạnh Tông
Thế nên, cha mẹ còn sống, ta hãy cố gắng phụng dưỡng đáp đền. Nếu một mai cha mẹ đã cách xa mình, về một chân trời khác, chúng ta không làm tròn bổn phận sẽ phải hối hận suốt đời! Tranh đồng chữ hiếu của Dodongphongthuy.net là một vật phẩm đầy ý nghĩa, nêu lên được cái khí của Mạnh Tông, treo tranh chữ đồng này trong nhà đảm bảo gia chủ sẽ đạt cát đạt lượng, con cháu về sau luôn có hiếu với ông bà cha mẹ…
“Ngó lên nhang tắt đèn lờ,
Nhớ thương cha mẹ bây giờ còn đâu…”!
(ca dao)
Sau cùng:
Anh em sống phải được hòa thuận để cha mẹ vui lòng!
Người xưa thường bảo: “Gia hòa vạn sự an, tử hiếu song thân lạc”, nghĩa là: (Gia đình anh em hòa thuận muôn việc đều yên, còn con có hiếu thì cha mẹ vui lòng).
“…Anh em đừng có đổi dời
Phụ phàng dưa muối, xe lơi nghĩa tình…”
Chúng ta không những, cố gắng vâng lời chỉ dạy những điều hay lẽ phải của cha mẹ, và lo cho cha mẹ từ vật chất đến tinh thần, mà còn gây niềm hòa ái trong anh em; có được như thế, thì ta đã đền ơn cho cha mẹ hiện tiền vậy. Khi cha mẹ đã “nhắm mắt, xuôi tay”, chúng ta vẫn luôn truyền dạy lại cho con cháu, những lời hay, lẽ phải, đạo lý làm người mà đấng sinh thành từng dạy dỗ ta; và luôn phải thờ phụng, hương nhang, đèn khói, hoa quả để tỏ ơn cha mẹ, tổ tiên lúc sinh thời.
“Hiếu” là một việc hết sức quan trọng, mỗi con người trong chúng ta hãy cố gắng phấn đấu, để thực hiện quyết đền trả ơn sâu của cha mẹ cho kỳ được. Lúc cha mẹ còn đang xum vầy với ta: luôn vâng lời dạy chỉ, phụng dưỡng cha mẹ và gây sự hòa hảo trong anh em; lúc cha mẹ quá vãng: chúng ta phải bố thí, phóng sinh, cầu nguyện, để hồi hướng công đức, phước lành cho cha mẹ trong những ngày tuần thất và kỵ giỗ cúng cơm. Song song với những việc làm ấy, chúng ta còn cần phải học đòi theo những tấm gương hiếu hạnh, trong sáng của: Ông Bàn Cử, Mạnh Tông, Thúy Kiều, Mục Liên, v.v.
Như câu:
“Đêm đêm con thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.”
Với những khúc truyện trên về tranh đồng chữ hiếu thư pháp, một vật phẩm tuyệt vời do các nghệ nhân đúc đồng Đại Bái tạo nên sẽ là một món quà tuyệt vời cho bạn dành tặng cho người thân con cháu trong nhà. Tranh dùng để treo tường trong nhà, các đền thờ của dòng họ, hay các câu lạc bộ dưỡng lão… sẽ vô cùng phù hợp, tranh cũng rất phụ hợp cho các chú các bác mua về tặng con cháu trong nhà, hoặc tặng cho những người trẻ tuổi mà mình thấy đáng có chữ hiếu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đặt hàng bức tranh này ngay hôm nay. Các sản phẩm tranh đồng rất nhanh cháy hàng vì tính thẩm mỹ và vẻ đẹp, ý nghĩa của bức tranh… Quý khách không nên đợi chờ thêm nữa…