Cồng chiêng hoa văn trống đồng, đúc đồng liền khối, tạo hình đẹp, âm thanh ngân vang
Cồng chiêng hoa văn trống đồng gò và đúc đồng thủ công, đồng thau dày 3mm, giá tốt tại xưởng, giao hàng toàn quốc, Liên Hệ Vũ Dương 0986468300
Nội dung bài viết
Cồng chiêng hoa văn trống đồng là sản phẩm mang tính dân tộc. Nó sẽ được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong bài viết này.
Cồng chiêng đồng là một pháp khi không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của Người Việt Nam. Trên khắp đất nước Việt Nam, mỗi làng quê đều có ít nhất một mái đình hay nơi thờ thần Hoàng Làng. Đó là những nơi sinh hoạt cộng đồng.
Nơi thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của ông tổ khai thiên lập địa ra thôn, làng, bản, ấ. Và gắn liền với không gian tâm linh đó là hình ảnh chiếc cồng, chiêng bằng đồng. Âm thanh của nó sẽ được vang lên trong những dịp Tế Lễ, hội hè.
Với cộng đồng người Tây Nguyên, thì hình ảnh đại diện cho nền văn hóa của họ là những chiếc cồng chiêng và nhà Rông. Với người miền Bắc thì cồng chiêng là một pháp khí mang tính tâm linh.
Nó xuất hiện tại đình làng, nhà thờ họ. Và chỉ những dịp giỗ tổ, tế lễ, hội hè, ngày rằm, mùng 1 các tháng người thủ từ mới đánh cồng chiêng, báo hiệu thời điểm linh thiêng đã đến.
Âm thanh của cồng chiêng còn có giá trị to lớn về mặt tinh thần. Nó cũng là một loại nhạc cụ dân tộc. Khi các loại cồng chiêng đồng to nhỏ, dày mỏng khác nhau được người nghệ sĩ sắp xếp lại, và họ gõ lên tạo thành những nhịp điệu và thanh âm của cuộc sống.
Sự kết hợp giữa 2 biểu tượng mang tính lịch sử của văn hóa Việt Nam, là cồng chiêng và trống đồng trên cùng một sản phẩm là một sự kết hợp sáng tạo và độc đáo. Mấy ai nghĩ 2 loại thần khí đó âm thanh lại được tạo ra cùng một nhịp gõ.
Và khi đó mặt trống đồng Đông Sơn và chiếc chiêng đồng hòa cùng vào làm một. Lúc đó giường như sức mạnh quá khứ và hiện tại như hòa vào làm một tạo lên một nguồn năng lượng vô song.
Một sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc và nó sẽ đánh tan mọi kẻ thù. Nhưng cũng chính âm thanh đó lại là bản hòa ca hào hùng ca ngợi về một cuộc sống ấm lo, hạnh phúc.
Lúc này đây ta sẽ tượng tượng ra cảnh mọi người quân quần bên nhau. Tập trung quanh đống lửa và cùng chơi khèn, cùng đánh trống, đánh cồng chiêng. Lại vừa nhảy theo nhịp điệu vừa hát những bài ca quê hương. Ôi yên bình và hạnh phú biết bao.
1. Tìm hiểu về mẫu cồng chiêng hoa văn trống đồng
Hoa văn trống đồng Đông Sơn được khắc trên bề mặt chiếc cồng, cái chiêng đều phải đảm bảo nguyên tác là chuẩn. Ví dụ như đủ 14 tia mặt trời. Hoa văn chim hạc phải đúng không được thêm hay bớt họa tiết. Có như vậy mới đảm bảo tính lịch sử của cả 2 biểu tượng này.
Cồng chiêng được làm 100% tù nguyên liệu đồng thau có độ dày tối thiểu 3mm với những mẫu thông thường. Chúng tôi, những người trực tiếp chế tác sẽ để sản phẩm màu hun đen (được tạo ra trong quá trình đốt nóng tấm đồng). Với ten màu này thì đồng sẽ không bị rỉ xanh hay oxy hóa.
Còn khi kết hợp hoa văn mặt trống đồng thì chúng tôi sẽ để họa tiết của trống là màu vàng. Còn nền sẽ để màu đen đây là 2 gam màu tương phản mạnh và giúp nhau nổi bật. Như trong ảnh mẫu các bạn có thể nhận thấy ngay hình ảnh chiếc trống đồng hiện lên sắc nét, rõ ràng.
Chiêng được đúc hoặc gò đồng thủ công. Đặc biệt là công đoạn tạo âm thanh. Nhìn hình dáng của chúng đơn giản vậy thôi nhưng quan trọng là khi bạn dùng dùi gõ vào âm thanh nó vọng ra như thế nào mới là quan trọng. Ấy vậy mà quê hương đồng Đại Bái mới có danh xưng nghệ nhân chế tác cồng chiêng với số lượng vài ba người.
Vì để đạt tới trình độ tạo được âm thanh chuẩn cho chiêng đòi hỏi cả một quá trình lao động hàng chục năm. Và phải hội tụ đủ năng lực, tài hoa và kinh nghiệm mới có thể trở thành “người lấy tiếng chiêng đồng”.
2. Quy trình chế tác cồng chiêng hoa văn trống đồng:
Những chiếc cồng chiêng hoa văn trống đồng được tạo ra bằng 2 cách là gò đồng và đúc đồng
2.1 Chế tác chiêng đồng bằng phương pháp gò đồng
Đây là kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều sức lực, đặc biệt là sức từ 2 cánh tay. Bạn thử cầm một chiếc búa nặng 3 kg đánh lên đập xuống trên bề mặt kim loại xem khả năng chịu đựng được bao lâu. Tôi dám cá là chỉ trong vòng 10p.
Đó là khả năng của người mới, còn với những người thợ họ phải thực hiện thao tác đó hàng giờ và một ngày. Họ làm trong 8h với gần như một thao tác là dùng búa nện xuống bề mặt tấm đồng để tạo hình cho nó.
Sau khi chiêng được tạo thành hình tròn, có vanh là tới công đoạn mài, rũa để cho bề mặt đồng được nhẵn mịn (vì trong quá trình gò, bề mặt sẽ bị lồi lõm bởi tác động của búa).
Sau cùng là công đoạn nghệ nhân “lấy tiếng”. Đây cũng được coi là quy trình bí mật, mang tính cha truyền con nối. Âm thanh của cồng chiêng ra sao là do người nghệ nhân tạo ra.
2.2 Chế tác chiêng đồng bằng phương pháp đúc đồng thủ công:
Khác với kỹ thuật gò. Đúc chiêng đồng sẽ không mất nhiều sức của một người. Nhưng với kỹ thuật này lại có nhiều công đoạn hơn, cần nhiều người tham gia hơn.
Đầu tiên là tạo khuôn cho sản phẩm. Chúng tôi sẽ lấy một chiếc cồng, chiêng hoàn thiện làm khuôn mẫu. sau đó dùng đất đắp xung quanh chúng để tạo thành một cái mẫu phôi mới
Khi có được phôi đúc rồi. Bước kế tiếp là ốp khuôn đúc. Khuôn đúc cũng có hình dáng và kích thước lớn hơn phôi 1 chút. Nó được chia làm 2 mảnh và ghép bên ngoài phôi
Bước tiếp theo là đổ và rót đồng vào khuôn
Sau khi đồng và khuôn nguội, thợ sẽ dỡ khuôn đúc ra để lấy sản phẩm thô rồi mang đi mài rũa, chạm khắc cho thành hình dáng chiếc chiêng đồng hoàn chỉnh
Cuối cùng vẫn là công đoạn khó nhất đó là tạo âm thanh cho sản phẩm, công đoạn này vẫn phải do người nghệ nhân lấy tiếng thực hiện.
Với mẫu cồng chiêng hoa văn trống đồng thì thêm một công đoạn nữa là tạo hoa văn trống đồng Đông Sơn lên bề mặt cồng chiêng, công đoạn này dành cho người chế tác tranh đồng nghệ thuật họ sẽ chạm khắc một cách khéo léo, tỉ mỉ và chính xác, cân đối từng họa tiết dù là nhỏ nhất để tạo ra một chiếc trống đồng hoàn chỉnh.
3. Trọng lượng và kích thước tương ứng của c hiêng đồng đúc
4. Giải đáp một số câu hỏi mà khách hàng đang băn khoăn về sản phẩm cồng chiêng đồng Đại Bái.
Ở đâu chế tác cồng chiêng đồng uy tín, giá rẻ?
Khi nói tới cồng chiêng thì phần lớn mọi người nghĩ tới Tây Nguyên. Vì ở đó là nơi nổi danh với văn hóa cồng chiêng. Nhưng hiện nay nơi tạo ra pháp khí đó lại là làng nghề gò và đúc đồng Đại Bái. Ngôi làng thuộc tỉnh Bắc Ninh cách xa Tây Nguyên hơn 1000km. Hiện nay sản phẩm cồng chiêng do công ty Mỹ Nghệ Phúc Thành chế tác không chỉ cung cấp cho địa bàn Tây Nguyên. Mà còn phân phối trên toàn quốc. Thậm chí chúng còn được xuất khẩu sang Lào và Campuchia. Những nới cũng có văn hóa sử dụng cồng chiêng.
Xưởng chế tác chiêng đồng Phúc Thành – Làng đồng Đại Bái. Nơi thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là nơi chế tác ra hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm cồng chiêng lớn nhỏ. Với kinh nghiệm sản xuất hàng chục năm qua 3 thế hệ. Chúng tôi đảm bảo mang tới khách hàng gần xa những vật phẩm văn hóa cồng chiêng chất lượng. Có âm thanh đảm bảo, với giá thành tốt nhất.
Chạm khắc hoa văn lên mặt cồng chiêng có ảnh hưởng gì tới âm thanh không?
Cách thức tạo tác hoa văn trống đồng trên bề mặt cồng chiêng là kỹ năng chạm khảm. Người thợ thủ công sẽ sử dụng một vài dụng cụ chuyên dụng. Và kết hợp với búa để tạo những đường nét hoa văn trống như hình ảnh mẫu.
Giá cồng chiêng đồng
Cồng chiêng đồng có rất nhiều kích cỡ to nhỏ như 30cm, 40cm, 60cm, 70cm – hơn 1m. Nên chúng tôi báo giá theo trọng lượng. Với những sản phẩm có trọng lượng dưới 100kg có giá là 400.000 vnđ/1kg thành phẩm.
Với những sản phẩm hơn 100kg. Là loại chiêng cỡ lớn với đường kính hơn 1m có giá thành là 500.000vnđ/1kg thành phẩm
Thông tin, nguồn gốc của sản phẩm cồng chiêng đồng chạm khắc hoa văn mặt trống đồng Đông Sơn
– Bảo hành độ bền màu của tranh: 10 năm
– Giao hàng đảm bảo toàn quốc. Quý khách hàng được quyền xem và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đồng ý nhận hàng.
– Thông tin nguồn gốc sản phẩm:
Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp làng nghề Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình , Bắc Ninh
Mobile : 0986.468.300 – 0938.433.689
Email : [email protected]