Cồng chiêng bằng đồng Đại Bái độc đáo cực đẹp, giá rẻ
Cơ sở chế tác đồ đồng thủ công mỹ nghệ Vũ Dương, một cơ sở chế tác đồ đồng uy tín của làng nghề gò và đúc đồng nổi tiếng – làng nghề Đại Bái, chúng tôi chuyên chế tác cồng chiêng các loại từ cồng chiêng gò, cồng chiêng đúc, sản phẩm được chế tác trên chất liệu đồng thau cao cấp, nguyên chất để đảm bảo độ ngân vang, cồng chiêng được chế tác và lấy âm bởi các nghệ nhân gò chiêng cấp quốc gia.
Nội dung bài viết
Cồng chiêng đã được tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các bạn hãy cùng dodongphongthuy.net tìm hiểu về giá trị phi vật thể của hai nhạc cụ dân tộc này.
1. Sơ lược về cồng chiêng bằng đồng
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang, Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Ðồng vì trong các hoa văn Trống Ðồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng.
“Cồng” để chỉ loại có núm, và “Chiêng” để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ ràng, đồng bào Tây Nguyên cho rằng Cồng (có núm) có tuổi đời xưa hơn là Chiêng (không có núm).
Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền Văn hóa cổ truyền của Dân tộc (lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng) và mỗi dân tộc đều sử dụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế.
Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hay còn gọi là đồng vàng, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành, có loại cồng chiêng gò và cồng chiêng đúc.
Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, đường kính từ 15cm – 120cm có loại đường kính rộng từ 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.
2. Ý nghĩa biểu tượng của cồng chiêng bằng đồng
Từ ngàn xưa tiếng trống, tiếng cồng chiêng đã gắn liền với cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến trận chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, tiếng cồng chiêng ngoài việc vang lên để cổ vũ những chiến binh trong các trận đánh chống lại quân thù hay thú dữ đến phá hoại mùa màng, còn được vang lên để thể hiện niềm vui sau những vụ mùa bội thu hay những trận chiến thắng lợi, ngày nay tiếng cồng chiêng thường vang lên trong những dịp lễ hội, phục vụ tín ngưỡng .
Ngoài vai trò là những nhạc cụ, cồng chiêng còn là phương tiện giao tiếp của người miền núi giữa họ trong cộng đồng và ngay cả với thần linh. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, mỗi cái cồng con chiêng đều mang trên mình một vị thần, họ cũng có đời sống tình cảm và gia đình riêng.
Đó là những vị thần có sức mạnh, và những vị thần linh này có thể mang đến niềm hạnh phúc, sự thịnh vượng nhưng cũng kéo đến những sự bất hạnh cho buôn làng khi bị làm cho nổi giận.
Giá trị của Cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà nó còn có ý nghĩa tâm linh, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng.
Khi âm thanh của Cồng chiêng vang lên, người ta quan niệm có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng.
Hiện nay cơ sở chế tác đồ đồng thủ công mỹ nghệ Vũ Dương, một cơ sở chế tác đồ đồng uy tín của làng nghề gò và đúc đồng nổi tiếng – làng nghề Đại Bái, chúng tôi chuyên chế tác cồng chiêng các loại từ cồng chiêng gò, cồng chiêng đúc, sản phẩm được chế tác trên chất liệu đồng thau cao cấp, nguyên chất để đảm bảo độ ngân vang, cồng chiêng được chế tác và lấy âm bởi các nghệ nhân gò chiêng cấp quốc gia.
3. Sự độc đáo của cồng chiêng bằng đồng Đại Bái
Các chi tiết trên mặt cồng chiêng rất đa dạng, vừa mang giá trị thẩm mỹ độc đáo, vừa mang tính phong thủy trong từng sản phẩm. Tại Mỹ Nghệ Phúc Thành, cồng chiêng được làm ra từ chất liệu đồng cao cấp bằng đôi tay bàn tay khéo léo của người nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn rõ hơn về cồng chiêng mang đậm giá trị văn hóa dân tộc và tính phong thủy thì bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi nhé!