Thức ăn theo ngũ hành, phong thủy, là cách ngăn ngừa bệnh tật hữu hiệu

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của một cá thể. Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và kéo dài sự sống. Hiểu về cơ thể và tầm quan trọng của thức ăn, người ta đã phân loại thức ăn theo ngũ hành phong thủy để mọi người tự thiết lập các bữa ăn hàng ngày, giúp ăn uống lành mạnh và sống tích cực.

1. Ý nghĩa của thức ăn đối với sự sống của con người

Thức ăn theo ngũ hành phong thủy là cách ngăn ngừa bệnh tật hữu hiệu

Dù ở thời đại nào thức ăn là nguồn dưỡng chất duy trì sự sống của con người. Mọi hoạt động của cơ thể đều phải được nạp năng lượng thông qua thức ăn. Đối với người Việt Nam, một quốc gia trải qua biết bao cuộc chiến tranh, thực phẩm là thứ quý giá nhất.

Có những năm tháng, con người chỉ cần ăn no là hạnh phúc lắm rồi. Ngày nay cuộc sống đủ đầy, thực phẩm đa dạng, phong phú, nhưng vấn đề về thực phẩm càng trở nên quan trọng. Thậm chí nó còn là vấn nạn về thực phẩm bẩn, về bệnh liên quan tới thức ăn như ung thư, béo phì, mỡ máu, suy gan, suy thận ….

Vì vậy việc hiểu rõ về thức ăn, lợi ích cụ thể của từng loại, cách phân loại thức ăn theo ngũ hành phong thủy là điều vô cùng quan trọng. Nó góp phần ngăn ngừa bệnh tật, giúp bạn ăn uống lành mạnh.

2. Thức ăn theo ngũ hành phong thủy được hiểu như thế nào?

Theo triết lý cổ đại thì vạn vật trong trời đất đều vận động theo quy luật ngũ hành. Con người cũng có ngũ hành, cỏ cây cũng thuộc ngũ hành. Ngũ hành bao gồm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chiếu vào cơ thể con người, thì 5 cơ quan chính cũng đại diện cho 5 ngũ hành. Tim thuộc Hỏa, Gan thuộc Mộc, Thận thuộc Thủy, Phế quản thuộc Kim, Tỳ thuộc Thổ.

Điều quan trọng là chúng ta phải cân bằng được 5 yếu tố này trong cơ thể. Chỉ cần một yếu tố mất cân bằng sẽ dẫn đến bệnh, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào sự suy yếu của yếu tố đó. Vì thế việc lựa chọn thực phẩm, cách ăn uống sao cho hài hòa ngũ hành là cách bảo vệ cơ thể và sự sống hữu hiệu nhất.

Dưới đây là cách phân loại thức ăn theo ngũ hành phong thủy ngắn gọn, gắn liền với ngũ hành trong cơ thể. Dựa vào cách phân loại này, quý anh chị tìm ra cách phối hợp thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp với mình.

– Thức ăn thuộc hành Kim

Loại thực phẩm kim loại có trong gạo trắng, sữa, kem, pho mát trắng, hành tây nguyên, tỏi, hẹ, củ cải – đặc biệt là súp lơ, củ cải, đậu phụ, hoa sen gốc, lê, su hào, quế, bạc hà, ngải giấm, kinh giới, lá hương thảo, húng tây, hành lá , đinh hương, hạt cây, rau mùi và rau mùi hạt, rau mùi tây, cây hồi, thì là, mù tạc, cải ngựa, mù tạt, húng quế, hạt nhục đậu khấu và được tất cả các loại thực phẩm được coi là kim loại. Những thực phẩm này có tác dụng phân tán và thúc đẩy lưu thông năng lượng. Thực phẩm này phù hợp với người tính chậm chạp, người ẩm ướt, hôn mê và lạnh

thuc an thuoc hanh kim

– Thức ăn thuộc hành Mộc

Tất cả các loại thực phẩm chua và nhiều màu xanh lá cây. Ngoài ra, thịt gà, gan, lúa mì, rau cải, củ cải, bông cải xanh và rau bina, giá, măng tây và cần tây, trái cây – đặc biệt là chanh, cam, bưởi, mận, dứa, bột chua, giấm, sữa chua, kim chi, dưa chua các loại, dưa cải bắp và ô liu là thực phẩm gỗ. Những thực phẩm này có chức năng làm se lỗ chân lông. Thực phẩm này rất phù hợp với người hay có thói quen thay đổi, thất thường.

thuc an thuoc hanh moc

– Thức ăn thuộc hành Thủy

Tất cả thức ăn mặn và thức ăn có màu tối, các loại thực phẩm có màu tím, đen hoặc xanh. Ngoài ra, cá tươi và cá muối, thịt muối, trứng cá muối và trứng cá, động vật có vỏ, thịt lợn, trứng, đậu, rong biển và biển rau, nước tương, quả sung, quả việt quất, mâm xôi, cà tím, cải xoăn, lúa hoang, quả óc chó và hạt mè đen là thực phẩm nước.

Những thực phẩm này có tác dụng làm mềm và thúc đẩy độ ẩm và làm dịu cơ thể. Những thực phẩm này rất tốt cho người gầy, khô và thần kinh.

thuc an thuoc hanh thuy

– Thức ăn thuộc hành Hỏa 

Tất cả các loại thực phẩm cay đắng và hầu hết các loại thực phẩm màu đỏ, đặc biệt là thực phẩm trông giống như hình trái tim, thực phẩm khô và thực phẩm nóng. Ngoài ra thịt cừu, thịt nai, bồ công anh và cải xoong, cà chua, vỏ cam quýt, mơ, mận, quả mâm xôi, dâu tây, đại hoàng, hạt tiêu, ớt nóng, hạt tiêu đen, rượu, bia, cà phê, trà, sô cô la đen và đồ uống có ga là thực phẩm đại diện cho lửa.

Những thực phẩm này có thể làm giảm nhiệt và các chất lỏng khô. Thực phẩm này phù hợp với những người thừa cân, quá nóng và hung hăng.

thuc an thuco hanh hoa

– Thức ăn thuộc hành Thổ

Tất cả các loại thực phẩm ngọt và tinh bột, các loại thực phẩm đặc biệt là màu vàng và màu da cam và nhiều loại rau củ và trái cây mềm rất ngọt ngào.

Ngoài ra, thịt bò, kê, lúa mạch, lúa mạch đen, đường, sô cô la sữa, ngô, yến mạch, hành tây nấu chín, dưa hấu, dưa đỏ, táo ngọt, anh đào ngọt ngào, ngày tháng, nho, đào, cà rốt, bắp cải, khoai tây, khoai lang, chuối và chuối , khoai lang, đậu bắp, khoai môn, củ cải đường, nút và nấm, mùa đông và bí mùa hè, dưa chuột, hạnh nhân, dừa và các loại trái cây nhiệt đới khác như đu đủ, xoài và là những thực phẩm trái đất.

Và đậu lăng và đậu Hà Lan khô, mật ong, xi-rô cây, xi-rô gạo và lúa mạch xi-rô. Những thực phẩm làm chậm triệu chứng cấp tính và trung hòa độc tố. Thực phẩm này phù hợp nhất cho người khô, thần kinh yếu, họ hay mất bình tĩnh.

thuc an thuoc hanh tho

3. Sử dụng thức ăn theo ngũ hành phong thủy hài hòa trong cơ thể

Thức ăn hài hòa âm dương:

Đông y Việt Nam phân loại thức ăn theo ngũ hành, âm dương gồm:

Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, tính dương thấp, thuộc hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).

Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa.

Đối chiếu cụ thể vào món ăn ta có ví dụ điển hình sau:

+ Thịt chó và lá mơ: Trong đó thịt chó nhiều đạm, tính nóng. Lá mơ tính mát, giải nhiệt nhuận tràng. Khi 2 món này đi kèm nhau sẽ tạo ra sự cân bằng, hài hòa

+ Trứng vịt lộn với rau răm: Trứng lộn mang tính hàn (âm) còn rau răm mang tính nhiệt (dương). Hai món này kết hợp nhau tạo nên sự hài hòa, dễ tiêu hóa.

Dựa theo tình trạng của cơ thể để tìm ra cách phối hợp thức ăn mang lại sự cân bằng

Với người có hiện trạng tính dương cao gây ra nhiệt miệng, sưng lợi, phát ban, nổi mẩn ngứa … thì chúng ta cần phải tìm những thực phẩm có tính âm, hàn, mát đề điều hòa tính dương.

Thực phẩm có tính mát, làm giảm nhiệt cơ thể có sắn dây, nước chanh tươi. Ngược lại với người đang ốm yếu, nặng về khí âm cần phải bồi bổ thực phẩm có tính dương để ôn hòa, mang lại sự cân bằng.

Lựa chọn thực phẩm quân bình âm dương theo mùa:

Việt Nam có 4 mùa, với tiết trời nóng, lạnh khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính của mùa cụ thể mà chúng ta lựa chọn thực phẩm đảm bảo tính cân bằng âm dương. Ví dụ mùa hè, dương khí cao, tính nóng thuộc hành Hỏa. Chúng ta phải sử dụng thực phẩm có tính Mát, Hàn, và Lương. Có thực phẩm tính âm, hành Thủy. Như vậy mới tạo ra sự cân bằng âm dương theo từng mùa, từng vùng.

Dân gian ta có câu “Bệnh từ miệng mà ra”. Câu nói gồm 5 từ nhưng chứa đựng triết lý sâu xa gợi lại cho chúng ta về cách lựa chọn thức ăn theo ngũ hành phong thủy. Nếu chúng ta ăn uống không lành mạnh, phù hợp và thiếu sự cân bằng sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật về đường ruột, dạ dày, gan, thận …

Ý thức được điều này, ngày nay cụm từ “thực dưỡng” ngày càng được chú trọng. Thực dưỡng là cách phòng và chữa bệnh đơn giản, ít tốn kém mà vô cùng hiệu quả. Tôi rất thích cuốn sách nói về triết lý âm dương, ngũ hành trong ăn uống của giáo sư Ngô Đức Vượng – Cuốn sách có tựa đề ” Minh triết trong ăn uống”.

Thông qua cuốn sách, các bạn sẽ tự giải đáp được vấn đề bệnh tật của mình bắt nguồn từ đâu, và tự tìm cho mình một phương thuốc hữu hiệu.

4.8/5 - (13 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết