Trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ bất ngờ như đã được định sẵn từ trong tiền kiếp. Trong bài viết này Mỹ Nghệ Phúc Thành xin nhắc về mối quan hệ giữa hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Thủ tướng Anh Winston Churchill và bác sĩ Alexander Fleming, những người có đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử nhân loại thời hiện đại. Qua câu chuyện này chúng ta cùng ngẫm về luật nhân quả nhé.
Nội dung bài viết sẽ đi sâu vào mối quan hệ nhân quả của hai nhân vật lừng danh này. Câu chuyên bắt đầu vào một ngày như đã được định sẵn.
Một hôm người nông dân Scotland tên Hugh Fleming đang làm trên cánh đồng thì từ xa vọng lại tiếng kêu cứu khẩn thiết. Ông đứng im lặng nghe đề xác định phương hướng nơi phát ra tiếng kêu. Rồi ông chạy thật nhanh lại gần xem thì phát hiện ra có một cậu bé đang bị đuối nước. Thấy tình thế cấp bách, bất chấp hiểm nguy, ông lao xuống đầm nước cứu cậu bé thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Ngày hôm sau, một chiếc xe sang trọng dừng trước cửa nhà ông Hugh. Từ trong xe bước ra là một người đàn ông sang trọng, lịch lãm toát lên vẻ quý tộc. Ông tiến lại gần người nông dân à giới thiệu mình là Randolph – cha của cậu bé được ông cứu vớt ngày hôm qua. Ông chân thành, kính cẩn nói rằng ” Anh chính là ân nhân đã cứu mạng con trai tôi, tôi muốn trả ơn anh”. Người nông dân cười đáp lại “Cứu người là việc tôi nên làm, ai gặp hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như vậy. Tôi không thể nhận thù lao của ngài được”
Đúc lúc đó một cậu bé lanh lợi, chân đất chạy lại, tò mò nhìn nhà quý tộc. Ngài Randolph lịch thiệp hỏi “Đây là con trai của anh à”
“Vâng thưa ngài” người nông dân đáp. Bỗng nhà quý tộc ngồi xuống ngang bằng cậu bé và hỏi “Khi lớn lên cháu muốn làm gì”
Cậu bé im lặng, cúi đầu giây lát rồi trả lời “Dạ thưa bác nhà cháu nghèo như này thì chàu biết ước mơ gì đây”. Cậu bé là người hiểu chuyện, biết được hoàn cảnh gia đình mình nghèo khó, không đủ tiền cho cậu đi học thì nói gì tới ước mơ xa vời
Ngài Randolph ân cần nói ” Nếu cháu có điều kiện, được phép ước mơ thì cháu sẽ mơ ước điều gì, cháu thích làm gì khi lớn lên”
Cậu bé trả lời” Dạ thưa ngài cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ”
Nhà quý tộc nói với ông Hugh rằng “Vậy thì ông cho phép tôi đề nghị như thế này, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh. Nếu cậu bé giống tính cách của cha thì tôi tin rằng sau này cậu ấy sẽ trở thành người mà cả tôi và anh đều tự hào”
Ông Hugh Fleming nhìn lại căn nhà trống không, rách nát của mình, trầm ngâm một lát rồi gật đầu đồng ý.
Từ đó cậu bé được theo học đầy đủ, về sau tốt nghiệp trường y khoa danh tiếng
Saint Mary ở London với tấm bằng ưu tú.
Sau này với những đóng góp to lớn, những sáng chế cứu sống nhân loại, Ông đã được Hoàng Gia Anh phong tước hiệu Hiệp Sĩ. Năm 1945 Ông đoạt giải Nobel y khoa danh giá. Ông chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming (1881 – 1955). Nhà sáng chế ra thuốc kháng sinh Penicilin.
Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, con trai nhà quý tộc lại bị thương nặng, vết thương bị hoại tử, có thể dẫn tới tử vong. Nhờ có thuốc kháng sinh Penecilin mà anh đã được cứu chữa.
Người lính ấy sau này trở thành vị thủ tướng Anh lừng danh Winston Churchill. Điều thú vị là trong cuộc sống đời thường, cả ngài thủ tướng và bác sĩ Fleming là 2 người bạn thân thiết.
Thông qua câu chuyện của 2 nhân vật lịch sử nổi tiếng, chúng ta chiêm nghiệm một điều rằng luật nhân quả là có thật. Đức Phật dạy rằng “Vạn vật trong trời đất đều phải tuân theo quy luật của tự nhiên, quy luật nhân quả”
Chiêm nghiệm vào cuộc sống chúng ta sẽ thấy gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đó. Nếu bạn gieo yêu thương sẽ gặt được tình cảm chân thành đáp lại. Gieo điều thiện sẽ gặp phúc báo. Gieo những thứ xấu xa, điều giả dối sẽ gặt được những điều xui xẻo chỉ là những quả vị đó đến sớm hay muộn mà thôi.