Nội dung bài viết
1. Truyền thống văn hóa của hành phi câu đối bằng đồng
Theo truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam thì con trưởng là người nối dõi, giữ gìn tổ nghiệp và thờ phụng gia tiên cũng như quản việc cúng giỗ trong đại gia đình nên mới có bàn thờ hoàn chỉnh, bề thế để thể hiện sự tôn nghiêm, gia phong trong gia đình (ngoài đồ đồng thờ cúng bình thường có thể có thêm bức đại tự, hoành phi câu đối bằng đồng, bằng gỗ, lộng tùy vào điều kiện từng gia đình).
Vì thế con thứ không cần phải có riêng bàn thờ tổ (thường chỉ lập bàn thờ gia tiên, thổ công) nên có thể không cần dùng hoành phi câu đối.
Nhưng vẫn có ngoại lệ. Trong cuốn “Phong tục Việt Nam (Thờ cúng tổ tiên)”, Toan Ánh có viết: “Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, lý ra không cần phải có một bàn thờ, nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta vẫn lập bàn thờ để thờ vọng, và để cúng vọng trong những ngày giỗ, nếu vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng được, nhất là trong trường hợp xa nhà, không thể như mọi người hàng năm về dự giỗ tết”.
Theo tôi, việc thờ cúng cốt là ở cái tâm, không phân biệt là người này thờ rồi, người kia thờ rồi thì mình thôi, nếu có điều kiện thì cũng nên trang trí không gian phòng thờ làm sao cho đúng cốt cách để giữ gìn tôn nghiêm, giáo dục con cháu sau này về nét đẹp thờ cúng tổ tiên là để tưởng nhớ công ơn người đi trước, luôn giữ cái tâm trong sáng, một lòng hướng thiện, bàn thờ tổ tiên không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi thắp hương cúng giỗ vào mỗi dịp như vậy thì con cháu tụ tập lại với nhau thể hiện sự đoàn kết nét đẹp còn ở chỗ đó.
Các hoành phi trên bàn thờ gia tiên đều tỏ lòng thành kính và ca tụng công đức tổ tiên.
2. Ý nghĩa của bộ hoành phi câu đối bằng đồng
Hoành phi câu đối là sự cân xứng giữa các chữ đại tự và câu đối hai bên, chúng mang ý nghĩa về sự ca tụng công đức của tổ tiên, hay bày tỏ sự kính trọng của con cháu với gia tiên. Bộ hoành phi câu đối bằng đồng được treo trong nhà, đình chùa, nhà thờ…mang ý nghĩa giáo dục về chữ hiếu, chữ nhân, tình thần đoàn kết, lòng yêu nước, tình cảm gia đình, làng nước.
Được treo ở những nơi tôn nghiêm như thế, bộ hoành phi câu đối vừa mang nét truyền thống giáo dục con cháu về chữ đạo – nghĩa, vừa mang nét thẩm mỹ cổ truyền. Những hoành phi cổ thực sự là di sản quý báu của cha ông ta và vẫn còn duy trì đến ngày nay
2.1 Ý nghĩa bức hoành phi bằng đồng
Vốn dĩ bức hoành phi dùng để giáo dục con cháu về đạo lý sống, về cội nguồn nên những câu khắc trên bức hoành phi đều bày tỏ sự tôn kính cha ông, răn dạy con cháu ghi nhớ công đức và thể hiện ước nguyện bình an.
2.2 Ý nghĩa đôi câu đối bằng đồng
Ngoài hoành phi thì đôi câu đối được treo ở phía trước 2 bên bàn thờ cũng ghi lại những lời dạy về giá trị đạo đức truyền thống của tổ tiên, ca ngợi công đức của dòng họ gia tộc hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng.
3. Cách treo hoành phi câu đối bằng đồng nơi thờ cúng
Hoành phi câu đối có thể có nhiều kiểu dáng, kích thước, mẫu mã khác nhau. Nhưng khi treo bộ hoành phi câu đối tại nơi thờ cúng, vẫn phải tuân theo một số quy tắc nhất định sau đây:
– Khi treo hoành phi câu đối gia chủ cần lưu ý đến kích thước của bàn thờ để treo các bộ hoành phi sao cho phù hợp, tránh để mất cân đối
– Bức hoành phi bao giờ cũng được treo chính giữa bàn thờ và trên cùng, hướng ra ngoài, cố định và ít di chuyển, tạo cảm giác bền vững, lâu dài. Góc treo nghiêng khoảng 25 đến 30 độ để có thể nhìn thấy một cách rõ nhất và đẹp nhất. Đôi câu đối được treo ở hai bên và hơi thấp xuống so với hoành phi, có thể treo từ mặt bàn thờ trở lên nằm trong mép bàn thờ hoặc bên ngoài đều được, tùy theo không gian để treo cho phù hợp.
– Chữ được khắc trên hoành phi câu đối cũng phải cân đối, chọn từ phù hợp. Có loại chỉ được dùng cho nhà thờ họ, có loại chỉ dùng cho đền chùa, có loại treo ở bàn thờ gia tiên.
Hiện nay Mỹ Nghệ Phúc Thành đang có nhiều mẫu hoành phi câu đối bằng đồng được thiết kế tinh xảo từ bàn tay của những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn mẫu mã, kích thước, màu sắc, cũng như chữ khắc phù hợp. Liên hệ với chúng tôi để có được mẫu hoành phi câu đối bằng đồng ưng ý nhé!
Pingback: phụng tổ đường nghĩa là gì (nghĩa) - hieuthem