Nhiều người thắc mắc rằng Thần Tài có thật hay không? Chắc chắn sẽ không có câu trả lời xác đáng là có hay không. Điều này theo tôi nó thuộc về niềm tin tâm linh. Chẳng phải các cụ ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu bạn có niềm tin vào vị Tài Thần ắt hẳn bạn sẽ gặp may mắn.
Trong bài viết này tôi sẽ trích dẫn về niềm tin tâm linh vào Thần Tài qua những tích, những nền văn hóa khác nhau để quý vị có đánh giá và đặt niềm tin của riêng mình.
Sự tích về thần tài trong các nền văn hóa – Thần Tài trong văn hóa Trung Quốc:
Trước hết chúng ta cùng tiềm hiểu về hình tượng Ngài Tài Thần trong nền văn hóa lớn – Trung Quốc. Từ xa xưa, trước công nguyên, người dân đã thờ cúng thần tài. Tên của ngài là Đào Chu Công, tên thật Phạm Lãi, một công thần nước Việt. Ông là tài thần cũng có đạo lý. Ông là người tuyệt đối thông minh, giúp cho Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, lấy lại đất nước. Ông là đệ nhất công thần, sống với Câu Tiễn nhiều năm, biết rõ cá tính của Câu Tiễn. Câu Tiễn là một vị vua có thể chịu chung hoạn nạn, nhưng không thể chung hưởng phú quý. Do đó, sau khi đã hồi phục lại đất nước ông bỏ quan, đổi tên đổi họ xưng là Đào Chu Công, làm ăn buôn bán. Ông là người có tài tính toán, đoán trước được thời vận nên làm ăn buôn bán lời lãi vô cùng. Có tiền rồi, ông cho hết, sau đó ông lại buôn bán nhỏ trở thành buôn bán lớn chỉ sau vài năm. Tiền tài của cải dành được ông cứ cho đi rồi kiếm lại, cứ thế, cứ thế cứu giúp người nghèo, cùng khổ. Hành động tựa như một vị thánh nhân cứu khổ chúng sinh nghèo khổ, Ông không thụ hưởng cho riêng mình. Đó là mẫu mực của người buôn bán. Từ đó trong giới buôn bán nể phục đại đức của ông và Tôn ông làm thần tài.
Trước hết chúng ta cùng tiềm hiểu về hình tượng Ngài Tài Thần trong nền văn hóa lớn – Trung Quốc. Từ xa xưa, trước công nguyên, người dân đã thờ cúng thần tài. Tên của ngài là Đào Chu Công, tên thật Phạm Lãi, một công thần nước Việt. Ông là tài thần cũng có đạo lý. Ông là người tuyệt đối thông minh, giúp cho Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, lấy lại đất nước. Ông là đệ nhất công thần, sống với Câu Tiễn nhiều năm, biết rõ cá tính của Câu Tiễn. Câu Tiễn là một vị vua có thể chịu chung hoạn nạn, nhưng không thể chung hưởng phú quý. Do đó, sau khi đã hồi phục lại đất nước ông bỏ quan, đổi tên đổi họ xưng là Đào Chu Công, làm ăn buôn bán. Ông là người có tài tính toán, đoán trước được thời vận nên làm ăn buôn bán lời lãi vô cùng. Có tiền rồi, ông cho hết, sau đó ông lại buôn bán nhỏ trở thành buôn bán lớn chỉ sau vài năm. Tiền tài của cải dành được ông cứ cho đi rồi kiếm lại, cứ thế, cứ thế cứu giúp người nghèo, cùng khổ. Hành động tựa như một vị thánh nhân cứu khổ chúng sinh nghèo khổ, Ông không thụ hưởng cho riêng mình. Đó là mẫu mực của người buôn bán. Từ đó trong giới buôn bán nể phục đại đức của ông và Tôn ông làm thần tài.
Sự tích ngài Tài Thần trong văn hóa Ấn Độ:
Vị Thần Tài trong quan niệm tâm linh của người Ấn Độ gắn liền với vị thần chuyên bố thí tiền bạc cho chúng sinh đói khổ, là Bố Đại La Hán hay Nhân Yết Đà Tôn Giả – 1 trong 18 vị La Hán. Bố Đại La Hán đeo một chiếc túi vải lớn trên lưng, thường xuyên băng rừng bắt rắn độc, sau đó nhổ răng chúng rồi thả đi để chúng không làm hại chúng sinh.
Bố Đại La Hán của người Ấn được mô tả luôn mang nét mặt vui vẻ, nụ cười hào sảng, tâm an yên nên là biểu tượng cho sự may mắn, thành công. Bởi vậy, đây chính là Thần Tài được người Ấn tôn sùng.
Sự tích về thần tài trong các nền văn hóa – Thần Tài trong văn hóa người Tạng
Trong văn hóa Tây Tạng, họ tôn sùng và thờ cúng 5 vị Tài Thần, đại diện cho 5 màu sắc khác nhau hay còn gọi là ngũ sắc thần tài: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Lam Thần Tài, Hắc Thần Tài và Hồng Thần Tài. Trong đó Hoàng Thần Tài Đức
Dzambala là vị thần có sức mạnh lớn nhất là vị thần tài bảo luôn ban phước báu cho chúng sinh nghèo khổ.
Ngài được tin tưởng là một hóa thân của Quan Thế Âm. Vị Phật của Lòng Bi Mẫn, hiện lộ là vị Phật ban phát tài bảo. Về sự hóa hiện của Quan Thế Âm, câu chuyện được khởi nguồn từ Lama Atisha. Một Lama đức cao vọng trọng của dòng truyền Gelug. Khi ngài đang bộ hành ở Bồ Đề Đạo Tràng thì gặp một cụ già đang sắp chết vì đói. Lama Atisha lại không có dù chỉ là một chút thức ăn để bố thí cho cụ già. Vì thế ngài lập tức cắt thịt của mình để bố thí cho cụ già. Nhưng cụ già từ chối ăn miếng thịt đó. Trong lúc ngài cảm thấy buồn và vô dụng thì một ánh sáng đột nhiên xuất hiện trước mắt. Đó là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, nói với Atisha: “Ta sẽ hóa hiện thành Jambhala, vị Phật của Tài bảo nhằm giúp đỡ những chúng sinh đau khổ. Ta sẽ làm vơi đi sự nghèo khổ để họ sẽ không còn bị sao lãng khỏi thực hành về thiện tâm
Sự tích về thần tài trong các nền văn hóa – Thần Tài trong văn hóa Việt Nam:
Trong tín ngưỡng của người Việt hình tượng ngài thần tài chính là thần thổ địa, vị thần cai quản địa giới, trông nom nhà cửa, tiền tài cho chúng sinh. Người Việt từ xa xưa gắn liền với hình thức nông nghiệp trồng trọt, mỗi lần di cư là họ lại lập miếu thờ thổ địa nơi họ định cư. Miền đất mới gặp nhiều khó khăn, trắc trở nên họ đặt niềm tin vào vị chủ đất cai quản nơi đây, nhờ ngài phù hộ cho cây trồng tốt tươi, đất lành, cây cối được mùa.
Bởi vậy Thổ Địa (Thần Đất) là vị thần bảo vệ cho cây trái, hoa màu gắn liền với nền văn minh nông nghiệp của người Việt từ cổ xưa. Đây cũng là vị thần trông coi, nắm giữ tiền tài.
Tôi có đọc một cuốn sách hay, kể vệ cuộc hành trình bí ẩn của các nhà khoa học – Hành trình về phương đông của giáo sư Blair T. Spalding . Cuốn sách kể về cuộc hành trình ly kì và ghi lại những hiện tượng, sự việc tâm linh mà con người không nhìn thấy. Trong đó ông có ghi nhận về những tinh linh giúp những người có khả năng nhìn thấy họ đan áo, làm việc nhà …. Các vị tu sĩ cảnh giới cao của Ấn Độ gọi đó là những tinh linh và họ nói rằng Thần Tài cũng là những tinh linh may mắn. Nếu bạn thực sự có những hành động tốt đẹp vì lợi ích của người khác và có niềm tin vào những điều may mắn thì sẽ được những tinh linh những vị tài thần ban phước. Tôi tin vào điều đó !